Danh mục

Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 828.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng chính sách và giải pháp tín dụng dành cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong những năm qua, từ đó đề xuất chính sách và giải pháp hoàn thiện cho giai đoạn sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian thực hiện: 2015-2016 Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Ngọc Hưng ĐTDĐ: Email: TÓM TẮT Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn, hoạt động tín dụng nông thôn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Các giải pháp tín dụng mới dừng lại ở việc trợ cấp tạm thời, chưa thể thúc đẩy bền vững tăng trưởng tín dụng nông thôn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Do đó, việc nghiên cứu toàn diện thực trạng tín dụng hộ gia đình nông thôn Việt Nam trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên các phương diện cung ứng tín dụng từ hệ thống tài chính nông thôn, quy trình quản lý rủi ro và giám sát tín dụng sau cho vay và hiệu quả của tín dụng hộ gia đình nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trở nên thực sự cấp thiết. Việc phát triển sản phẩm tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới cần phải có sự quan tâm đa dạng cả về vấn đề lựa chọn và áp dụng những sản phẩm có tính đặc thù, phù hợp về lãi suất, về kì hạn và các hoạt động hỗ trợ bao tiêu sản phẩm theo kèm. Đối với công tác truyền thông, các TCTD cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần thành lập bộ phận chuyên trách từ trung ương tới địa phương về huy động vốn từ khách hàng, đặc biệt là tiết kiệm từ các hộ gia đình. Đối với các sản phẩm tiền gửi, quy mô tiền gửi sẽ được nhân lên vài lần nếu như các TCTD đưa ra được một mức ưu đãi phù hợp, không chỉ thỏa mãn lợi ích về mặt kinh tế mà còn là lợi ích về mặt tâm lý. TCTD cần triển khai dịch vụ đi kèm với sản phẩm tiền gửi qua việc phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nội/ngoại tỉnh và thậm chí chuyển tiền ra nước ngoài, dịch vụ thu hộ (tiền điện, nước, phí vệ sinh, viễn thông, bảo hiểm…), chi hộ (lương hưu, trợ cấp xã hội...), Agribank và NHCSXH với lợi thế về mặt chính trị (NHCSXH) và mạng lưới (Agribank) của mình, có thể tranh thủ vận động các tổ chức mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại hệ thống ngân hàng mình như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các quỹ nhân đạo, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Đây sẽ là một kênh huy động vốn ổn định và có lãi suất đầu vào thấp. Đối với xây dựng nông thôn mới, việc giảm thiểu chí phí đầu vào (lãi suất huy động và các chi phí khác) có vị trí rất quan trọng trong việc giảm 214 thiểu chi phí đầu ra (lãi suất cho vay) và bảo đảm lợi nhuận cho TCTD. Muốn giảm thiểu chi phí, TCTD có thể đề xuất với NHNN giảm mức dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ các hộ gia đình trong khu vực nông thôn mới nếu các khoản tiền gửi đó được sử dụng để cho vay xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các giải pháp quản trị rủi ro từ phía các tổ chức tín dụng. Ngoài việc khẳng định các TCTD cần thẩm định trước khi cho vay và thường xuyên kiểm soát, xem xét định kỳ các loại hình cho vay, nghiên cứu cho rằng quản trị rủi ro tại các mô hình cho vay theo tổ tiết kiệm vay vốn cần có những đặc thù nhất định như cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên phối hợp với tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để kiểm tra, rà soát hoạt động của Tổ TK&VV, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Tổ, kịp thời củng cố, kiện toàn các Tổ yếu kém, gắn trách nhiệm cán bộ theo dõi địa bàn với chất lượng hoạt động của Tổ tại địa bàn được phân công theo dõi. Việc củng cố kiện toàn các Tổ phải được xác định là việc làm thường xuyên tại các xã. Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ, phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể kiểm tra 100% tổ TK&VV. Ngoài ra, TCTD cần chú trọng công tác tuyên truyền sản phẩm khác nhau tới khách hàng theo các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp. 1. Đặt vấn đề Dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn, hoạt động tín dụng nông thôn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Các giải pháp tín dụng mới dừng lại ở việc trợ cấp tạm thời, chưa thể thúc đẩy bền vững tăng trưởng tín dụng nông thôn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Do đó, việc nghiên cứu toàn diện thực trạng tín dụng hộ gia đình nông thôn Việt Nam trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên các phương diện cung ứng tín dụng từ hệ thống tài chính nông thôn, quy trình quản lý rủi ro và giám sát tín dụng sau cho vay và hiệu quả của tín dụng hộ gia đình nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trở nên thực sự cấp thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện công trình Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng chính sách và giải pháp tín dụng dành cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong những năm qua, từ đó đề xuất chính sách và giải pháp hoàn thiện cho giai đoạn sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở khoa học về chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông 215 thôn trong xây dựng nông thôn mới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các chính sách và giải pháp tín dụng hộ gia đình nông thôn tại một số quốc gia trên thế giới. - Đánh giá toàn diện thực trạng triển khai các chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam giai đoạn vừa qua. - Đề xuất hệ thống chính sách, giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm thúc đẩy có hiệu quả tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: