Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 326.36 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 NGHIÊN CỨU CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhung* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái nguyên TÓM TẮT Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Với những lợi ích to lớn đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này từ năm 1989 và đến nay đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập. Trong khi Việt Nam vẫn rất cần vốn từ trong nước để phát huy nội lực thì vẫn có tới gần 70% vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc các tập đoàn của Nhà nước với gần 69% vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam và đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 78,74% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài… Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 đến nay, tác giả nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành; cơ cấu đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ; cơ cấu đầu tư theo tỉnh, thành phố của nước đầu tư và cuối cùng là nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo hình thức, chủ thể đầu tư từ đó chỉ ra những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Từ khóa: đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ cấu đầu tư ĐẶT VẤN ĐỀ* Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng đã và đang tác tộng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của các quốc gia. Song song với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài (FDI), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở để hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, công nghệ,... ra bên ngoài phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất trong kinh tế. Do vậy, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Đối với từng quốc gia, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ý * Tel: 0984 238716, Email: Nhung76qtkd@yahoo.com.vn nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được coi là “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà qua đó nó còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế của đất nước. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam với một đối tác Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy số vốn đăng ký của dự án không nhiều nhưng đây được coi là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta. Đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những khởi sắc, hiện Việt Nam đã có 742 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 33,48 tỷ USD, trong đó phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 15,5 tỷ USD[2]. Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề 87 Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ “nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ, viễn thông, hàng không,... Bên cạnh đó, không phải không có những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét cơ cấu dòng vốn này một cách hợp lý tức là trước hết ta phải nghiên cứu được cơ cấu đầu tư để thấy được tính hợp lý hay bất hợp lý, tính phù hợp với điều kiện hiện tại, có theo đúng quy luật phát triển kinh tế hay không? Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích so sánhmột phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ cấu đầu tư để thấy rõ được thực trạng, những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. 121(07): 87 - 94 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2013 Tính đến ngày 20/3/2013 đã có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Như vậy, nếu tính quy mô bình quân vốn một dự án thì so với dự án FDI quy mô vốn bình quân chỉ là 14,5tr$/dự án thì với dự án OFDI bình quân lên tới trên 45,1tr$/dự án, nếu dựa theo số vốn thực hiện là 15,5tỷ$ thì bình quân cũng lên tới 20,89tr$/dự án [2]. Điều này cho thấy hoạt động OFDI của Việt Nam không còn manh mún, nhỏ lẻ. Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2000 đặc biệt từ năm 2006 đến nay có sự bùng nổ mạnh mẽ về số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, điều này có được là do chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên cứu cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013 Để thấy rõ phần nào thực trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 NGHIÊN CỨU CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhung* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái nguyên TÓM TẮT Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Với những lợi ích to lớn đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này từ năm 1989 và đến nay đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập. Trong khi Việt Nam vẫn rất cần vốn từ trong nước để phát huy nội lực thì vẫn có tới gần 70% vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc các tập đoàn của Nhà nước với gần 69% vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam và đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 78,74% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài… Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 đến nay, tác giả nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành; cơ cấu đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ; cơ cấu đầu tư theo tỉnh, thành phố của nước đầu tư và cuối cùng là nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo hình thức, chủ thể đầu tư từ đó chỉ ra những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Từ khóa: đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ cấu đầu tư ĐẶT VẤN ĐỀ* Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng đã và đang tác tộng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của các quốc gia. Song song với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài (FDI), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở để hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, công nghệ,... ra bên ngoài phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất trong kinh tế. Do vậy, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Đối với từng quốc gia, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ý * Tel: 0984 238716, Email: Nhung76qtkd@yahoo.com.vn nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được coi là “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà qua đó nó còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế của đất nước. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam với một đối tác Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy số vốn đăng ký của dự án không nhiều nhưng đây được coi là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta. Đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những khởi sắc, hiện Việt Nam đã có 742 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 33,48 tỷ USD, trong đó phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 15,5 tỷ USD[2]. Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề 87 Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ “nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ, viễn thông, hàng không,... Bên cạnh đó, không phải không có những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét cơ cấu dòng vốn này một cách hợp lý tức là trước hết ta phải nghiên cứu được cơ cấu đầu tư để thấy được tính hợp lý hay bất hợp lý, tính phù hợp với điều kiện hiện tại, có theo đúng quy luật phát triển kinh tế hay không? Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích so sánhmột phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ cấu đầu tư để thấy rõ được thực trạng, những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. 121(07): 87 - 94 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2013 Tính đến ngày 20/3/2013 đã có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Như vậy, nếu tính quy mô bình quân vốn một dự án thì so với dự án FDI quy mô vốn bình quân chỉ là 14,5tr$/dự án thì với dự án OFDI bình quân lên tới trên 45,1tr$/dự án, nếu dựa theo số vốn thực hiện là 15,5tỷ$ thì bình quân cũng lên tới 20,89tr$/dự án [2]. Điều này cho thấy hoạt động OFDI của Việt Nam không còn manh mún, nhỏ lẻ. Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2000 đặc biệt từ năm 2006 đến nay có sự bùng nổ mạnh mẽ về số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, điều này có được là do chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên cứu cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013 Để thấy rõ phần nào thực trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Cơ cấu đầu tư trực tiếp Cơ cấu đầu tư Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Kinh tế toàn cầuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm Tắt Sách Quản Trị Marketing Của Philip Kotler
67 trang 120 0 0 -
11 trang 96 0 0
-
53 trang 80 0 0
-
Báo cáo: Chiến lược marketing của công ty Unilever
36 trang 54 0 0 -
Mạng lưới đầu tư và thương mại toàn cầu
6 trang 34 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Toàn cầu hóa và những mặt trái
33 trang 34 0 0 -
99 trang 27 0 0
-
34 trang 26 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc làm tại Việt Nam - Thực trạng và hàm ý chính sách
14 trang 25 0 0 -
'Soi' các ngân hàng sắp tái cơ cấu
4 trang 23 0 0