Danh mục

Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.47 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc đề xuất được hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đẩy nhanh hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian thực hiện: 2015-2016. Cơ quan chủ trì: Viện Cơ điện NN và CN sau thu hoạch Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Chu Văn Thiện ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Trong vòng 7 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp cả nước đã có mức tăng trưởng khá cao. Nguồn động lực sử dụng trong nông nghiệp đạt 46 triệu mã lực (HP), tăng 1,45 lần so với năm 2006. Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 1,56 HP/ha canh tác, với đất lúa đạt 2,2 HP/ha. Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất một số loại cây trồng chính đạt cao như: Làm đất đạt 90% (tăng gần gấp đối so với năm 2000); thu hoạch lúa tăng từ 5% năm 2000 lên 42% năm 2014, cao nhất là vùng ĐBSCL đạt 76%; gieo cấy lúa đạt 30%; phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 60%; sấy lúa chủ động ở ĐBSCL đạt 46%. Bước đầu đã giảm được tổn thất sau thu hoạch, chỉ riêng việc ứng dụng máy gặt đập liên hợp, khâu tổn thất ở công đoạn thu hoạch đã giảm từ 5% (thu hoạch nhiều giai đoạn) xuống dưới 2% (thu hoạch liên hợp). Chất lượng nông sản cũng được cải thiện nhờ trang bị các hệ thống sấy năng suất cao, các dây chuyền xay xát lúa gạo tiên tiến và các kho bảo quản quy mô lớn... Tuy vậy, hơn 70% số lượng máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản hiện nay vẫn phải nhập khẩu, một số loại nhập khẩu tới trên 90%. Ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Để phát triển ngành cơ khí chế tạo, trong đó có cơ khí chế tạo máy phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến nông lâm thủy sản, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành gần 30 chính sách liên quan dưới dạng luật, nghị định, quyết định, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động.v.v. Bằng những chính sách này, ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp đã làm chủ được một số công nghệ như: Sản xuất động cơ diesel công suất đến 30 mã lực (HP); máy kéo 2 bánh; máy phục vụ canh tác công suất nhỏ; dây chuyền thiết bị xay xát và đánh bóng gạo; dây chuyền thiết bị chế biến cà phê; dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ; dây chuyền thiết bị chế biến hạt giống cây trồng; kho bảo quản nông, thủy, hải sản; các loại máy sấy nông sản, thực phẩm; một số máy và thiết bị chế biến lâm, thủy sản… 765 Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, khả năng đáp ứng của ngành cơ khí mới chỉ đạt khoảng 30% (thấp hơn mục tiêu của chiến lược là 40-50% vào năm 2010). Nhập siêu của ngành cơ khí lớn hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao (năm 2006 là 6,6 tỷ USD; năm 2012 là 16,04 tỷ USD). Ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp gần như “dậm chân tại chỗ”. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp máy động lực và máy nông nghiệp rất ít. Cơ khí nông nghiệp trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 25-30%, chủ yếu là lắp ráp linh kiện nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp. Các loại máy nông nghiệp có tính năng kỹ thuật tiên tiến như máy kéo 4 bánh trên 30HP; máy cấy; máy gặt đập liên hợp; máy thu hoạch mía và một số dây chuyền thiết bị chế biến nông lâm thủy sản chất lượng cao trong nước đều chưa chế tạo được. Có thể khẳng định, các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp của nước ta đã được ban hành khá nhiều. Trong từng thời gian, theo yêu cầu của thực tế sản xuất và đề xuất của từng ngành, Chính phủ lại ban hành các chỉ thị, nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thành một hệ thống đồng bộ, chưa thực sự thúc đẩy được công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Để xây dựng cơ chế chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, một số vấn đề đặt ra, cần có câu trả lời thỏa đáng, đó là: Vì sao Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ mà ngành công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ?; Phải chăng những chính sách đó chưa phù hợp?; Có phải cơ chế vận hành các chính sách còn nhiều tồn tại, làm cho nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống?; Cần nghiên cứu, bổ sung và đề xuất cơ chế chính sách gì để tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy có hiệu quả ngành công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp thời gian tới? Để trả lời ba câu hỏi trên, cần thiết phải thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho nông dân”. Đề tài sẽ nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, kết hợp học tập kinh nghiệm nước ngoài với tổng kết từ thực tiễn Việt Nam để đánh giá đúng thực trạng, phân tích được mặt mạnh, mặt yếu, xác định phương hướng chiến lược phát triển và đề xuất hệ thống cơ chế chính sách nhằm thúc đấy công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất được hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đẩy nhanh 766 hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: