Danh mục

Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.29 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê được 161 loài, 137 chi, 59 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC Ở ĐẢO BA MÙN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Đinh Thị Phượng1*, Lê Thị Hằng2 1 Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh TÓM TẮT Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê được 161 loài, 137 chi, 59 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta). Thực vật làm thuốc có 4 dạng sống cơ bản, dạng thân bụi có 47 loài, thân gỗ có 44 loài, dạng thân thảo có 42 loài và thân leo có 28 loài. Xác định được giá trị sử dụng của các loài cây làm thuốc thuộc 4 nhóm (chữa bệnh ngoài da có 25 loài; chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt có 21 loài; chữa bệnh đường tiêu hóa có 11 loài và chữa bệnh phụ nữ có 9 loài). Ở khu vực nghiên cứu có 15 loài thực vật làm thuốc có nguy cơ bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Từ khoá: Đa dạng thực vật, tài nguyên cây thuốc, giá trị sử dụng, bảo tồn,VQG Bái Tử Long ĐẶT VẤN ĐỀ* Đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh là một trong những cụm đảo lớn, đẹp nhất và có hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó có chứa rất nhiều loài cây có giá trị làm thuốc. Có nhiều loài cây thuốc đã được con người biết đến và sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều loài chưa được biết đến về công dụng chữa bệnh. Sự tác động mạnh mẽ của con người đã làm cho nhiều loài thực vật bị ảnh hưởng và suy giảm về thành phần và số lượng, trong đó có cả những loài cây có giá trị làm thuốc. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung và đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đây còn rất ít. Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật có giá trị làm thuốc và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các loài thực * Tel: 0915 215888 vật có giá trị làm thuốc trong một số quần xã thực vật tại đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp như phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (1980) [5], phương pháp thu thập và phân tích mẫu. Xác định thành phần và dạng sống của loài theo cuốn “Cây gỗ rừng Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp năm 2000 [2]. Xác định tên khoa học sử dụng các khoá phân loại hiện hành của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đa dạng về các taxon thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu Đa dạng ở bậc ngành Qua điều tra về thành phần của thực vật có giá trị làm thuốc ở các quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 142 loài thuộc 122 chi, 56 họ phân bố trong các ngành: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Qua số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy thực vật có giá trị làm thuốc ở đây khá phong phú và phân bố không đồng đều trong các ngành thực vật khác nhau, nhưng chủ yếu là ngành hạt kín, bảng 1. 3 Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 Bảng 1. Sự phân bố các bậc taxon thực vật tại KVNC ST T 1 2 3 4 Tên ngành Ngành Thông đất Ngành Dương xỉ Ngành Hạt trần Ngành Hạt kín Tổng cộng Loài Số lượng Tỷ lệ (%) 3 1,86 15 9,32 1 0,62 142 88,2 161 100 Số lượng 2 9 1 125 137 Chi Tỷ lệ (%) 1,46 6,57 0,73 91,2 100 Họ Số lượng 2 5 1 51 59 Tỷ lệ (%) 3,39 8,47 1,69 86,4 100 Như vậy các taxon phân bố chủ yếu ở ngành Hạt kín, trong ngành Hạt kín thì các taxon phân bố chủ yếu trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledones), bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố các bậc taxon trong ngành Hạt kín tại KVNC Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones). Một lá mầm (Monocotyledones) Tổng Họ Số lượng Tỷ lệ (%) 45 88,2 6 11,8 51 100 Số lượng 111 13 124 Chi Tỷ lệ (%) 89,5 10,5 100 Số lượng 129 13 142 Loài Tỷ lệ (%) 90,8 9,15 100 Đa dạng ở bậc họ Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu còn đa dạng về bậc họ, chúng tôi đã thống kê được số họ có nhiều loài nhất (bảng 3). Bảng 3. Các họ giàu loài của hệ thực vật tại KVNC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tên địa phương Họ Đậu Họ Thầu dầu Họ Cúc Họ Long não Họ Dâu tằm Họ Cỏ Họ Dương xỉ Họ Cà phê Họ Đơn nem Họ Bòng bong Họ Rau dền Họ Thiên lý Họ Tiết dê Họ Sâm huyền Họ Na 15 họ Tên LaTinh Fabaceae Euphorbiaceae Asteraceae Lauraceae Moraceae Poaceae Polypodiaceae Rubiaceae Myrsinaceae Schizaeaceae Amaranthaceae Asclepiadaceae Menispermaceae Scrophulariaceae Annonaceae Tổng Số loài 12 11 9 7 7 7 6 6 5 4 4 4 4 4 4 90 Đa dạng ở bậc chi Số chi giàu loài nhất được thống kê ở bảng 4. Bảng 4. Các chi giàu loài (từ 3 loài trở lên) của hệ thực vật tại KVNC STT 1 2 3 5 6 Chi Ficus Lygodium Colysis Canarium Phyllanthus Ardisia Caesalpinia Tổng Họ Dâu tằm (Moraceae) Bòng bong (Schizaeaceae) Dương xỉ (Polypodiaceae) Trám (Burseraceae) Thầu dầu (Euphorbiaceae) Đơn nem (Myrsinaceae) Vang (Caesalpiniaceae) 7 Số loài 5 4 3 3 3 3 3 24 Theo kết quả đã thu được ở bảng 4 cho thấy có 24 loài thực vật trong 7 chi giàu loài nhất của hệ 4 Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ thực vật tại khu vực nghiên cứu, chiếm 5,1% tổng số chi và 14,9% tổng số loài. Đa dạng về thành phần thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC Đa dạng về thành phần loài thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC Ở khu vực nghiên cứu, tài nguyên thực vật làm thuốc khá đa dạng và phong phú về thành phần loài. Mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: