Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng dinoprostone ở sản phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khởi phát chuyển dạ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây cho các thai kỳ nguy cơ cao nhằm hạn chế tỉ lệ mổ lấy thai, giảm chi phí điều trị. Bài viết trình bày nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng dinoprostone ở sản phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG DINOPROSTONE Ở SẢN PHỤ CÓ CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 Đỗ Thị Minh Nguyệt, Thạch Thảo Đan Thanh, Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Thùy Duyên Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ - Dothiminhnguyet292@gmail.com TÓM TẮT Mở đầu: Khởi phát chuyển dạ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây cho các thai kỳ nguy cơ cao nhằm hạn chế tỉ lệ mổ lấy thai, giảm chi phí điều trị. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca 29 trường hợp khởi phát chuyển dạ tại khoa sản bệnh BVPSTPCT từ 4/2019-9/2019. Kết quả: Tuổi trung bình 27,6 +3,3. Tuổi thai trung bình 39,5+1,3. Con so 62,1%. Chỉ định do thai quá ngày 48,3%; thiểu ối 34,5%, tiền sản giật/ thai chậm tăng trưởng là 17,2%. Chỉ số Bishop tăng 5,2+ 1,7 KTC95% [4,6; 5,9]. Khởi phát chuyển dạ thành công là 89,7%. Thời gian khởi phát chuyển dạ đến khởi phát chuyển thành công là 10,2+5,7 giờ. Thời gian khởi phát chuyển dạ đến khi sinh là 14,9+ 8,5 giờ. Tỉ lệ sinh thường là 37,9%. Trọng lượng sơ sinh trung bình là 2993±305,8gram. Mẹ và bé khỏe sau sinh. Thời gian nằm viện 5+ 1 ngày. Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Từ khóa: khởi phát chuyển dạ, Dinoprostone. ABSTRACT RESEARCH CLINIC, PARACLINIC AND EFFECT OF LABOR INDUCTION WITH DINOPROSTONE AT CANTHO GYNECOLOGY AND OBSTETRICS HOSPITAL 2019 Background: Labor Induction has been increased over recent years in high- risk pregnant women for reducing cesarean rate and treatment expenses. Objective: Research clinical, paraclinical and effectiveness treatment of Labor Induction with Dinoprostone. Method: This is a report of 29 cases of Labor Induction with Dinoprostone in High- risk pregnancy department of Cantho Gynecology and Obstetrics hospital from 04/2019 to 09/2019. Result: Mean age is 27,6 + 3,3 year-old. Mean gestational ages are 39,5+1,3 weeks. Nulliparous group is 62,1%. Indication for Labor Induction are; post-term pregnancy in 48,3%, oligohydramniosis in 34,5%, preeclampsia or intrauterine fetal growth restriction in 17,2%. Bishop score increase 5,2+ 1,7 Cl95%[4,6; 5,9]. Labor Induction success rate 89,7%. Mean time to labor 10,2+ 5,7 hours. Mean time to delivery 14,9+ 8,5 hours. The rate of vaginal delivery 37,9%. Mean neonatal weight 2993±305,8g. The mother and newborn outcomes are good. Inside hospital are 5+ 1days. Conclusion: Labor Induction with Dinoprostone is easy to use, simple, effective and safe for the mother’s and fetus’health. Key words: Labor Induction, Dinoprostone. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 48 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Khởi phát chuyển dạ là gây ra cơn co tử cung trước khi bắt đầu chuyển dạ tự nhiên nhằm mục đích cho sản phụ sinh. Ngày nay, với sự tiến bộ của các ngành gây mê, hồi sức, kháng sinh và áp lực thầy thuốc đã đẩy tỷ lệ mổ lấy thai của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày càng cao. Tại Bệnh Viện Từ Dũ, tỉ lệ mổ lấy thai trong năm 2017 là 46,9%. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh tỉ lệ mổ lấy thai cũng đã lên đến 20- 35%[13], trong khi đó theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tỉ lệ này chỉ nên từ 10 – 15%. Mổ lấy thai tăng lên nhưng không làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em trong 20 năm vừa qua. Chính vì thực tế này, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp khởi phát chuyển dạ nhằm giảm tỉ lệ mổ lấy thai là một vấn đề đáng được quan tâm[1]. Có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ đã được đề cập như cơ học (tách ối, bấm ối, thông Foley) hoặc dược học (sử dụng Oxytocin, Prostaglandin E1, Prostaglandin E2). Trong đó, sử dụng Prostaglandin E1 trong khởi phát chuyển dạ ở thai sống đủ tháng không được Bộ Y tế cho phép từ năm 2012 vì nguy cơ vỡ tử cung nên Prostaglandin E2 là lựa chọn an toàn hơn, dễ thực hiện, ít tác dụng không mong muốn và biến chứng, là một phương pháp đã được chấp nhận và ứng dụng trong và ngoài nước[2]. Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ là bệnh viện chuyên Sản phụ khoa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi áp dụng những kỹ thuật chẩn đoán, phương pháp điều trị nhằm hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất cho vấn đề sinh của sản phụ. Phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin E2 được áp dụng cho các trường hợp có chỉ định tại khoa Sản bệnh của Bệnh viện trong cuối năm qua nhưng tại Cần Thơ chưa có công trình nghiên cứu nào. Nhằm đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: