Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.22 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm hạn chế những di chứng chúng tôi tiến hành đề tài nhằm nhận biết một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng ở trẻ đủ tháng đẻ ngạt. Đối tượng nghiên cứu là những trẻ sinh ngạt vào trung tâm Nhi bệnh viên Trung Ương Huế với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 1/2014 đến 1/2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG ĐẺ NGẠT Tôn Nữ Vân Anh*, Hà Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Ngạt sơ sinh gây tổn thương đa cơ quan, trong đó bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ [HIE] là một trong những tổn thương nặng nề nhất và kéo dài suốt cuộc đời của trẻ, để lại hậu quả nghiêm trọng là tình trạng chậm phát triển vận động, chậm phát triển tinh thần vận động, động kinh, bại não ở giai đoạn về sau. Nhằm hạn chế những di chứng chúng tôi tiến hành đề tài nhằm nhận biết một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng ở trẻ đủ tháng đẻ ngạt. Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng trẻ sinh ngạt vào trung tâm Nhi bệnh viên Trung Ương Huế với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 1/2014 đến 1/2015. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận cân nặng trẻ trong giới hạn bình thường 87,8 %; có 34,1% trẻ ngạt nặng và 65,9% trẻ ngạt trung bình và nhẹ. Trẻ vào viện trong tình trạng trẻ li bì 51,2 và 7,3 % trẻ hôn mê, rối loạn trương lực cơ 53,6 %. Co giật 43,9 %, trong đó 44,4 % co giật toàn thân và 55,6 % co giật cục bộ; 77,8 % xảy ra trong hai ngày đầu tiên; suy hô hấp 73,17 %. Về yếu tố nguy cơ mẹ có một số điểm đáng chú ý: tuổi mẹ đa số nằm trong lứa tuổi sinh đẻ 18- 35 chiếm 82,9 %; lần sinh đầu tiên đóng vai trò quan trọng chiếm 48.8 %, đẻ thường 58,5 % đẻ mổ 31,7 % và đẻ bằng thủ thuật 9,8 %, mẹ ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao 82,9%. Kết luận: Chăm sóc sản khoa đầy đủ; chỉ định can thiệp kịp thời và có kỹ năng hồi sức sơ sinh tốt cũng như theo dõi đầy đủ các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp hạn chế tỉ lệ mắc và hạn chế di chứng cho trẻ sinh ngạt. Từ khóa: Trẻ sinh ngạt. ABTRACTS CLINICAL CHARACTERISTICS AT BIRTH ASPHYXIA INFANTS Ton Nu Van Anh, Ha Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015 : 202 - 206 Objective: Neonatal Asphyxia causes multiple organ damage, including hypoxic ischemic [HIE] is one of the most severe injuries and lasted throughout a child's life, serious consequences the state motor retardation, mental retardation advocacy, epilepsy, cerebral palsy at later stages. To mitigate the sequelae we conducted subject to identify certain risk factors and clinical characteristics at birth asphyxia infants. Methods: Asphyxiated infants in Pediatric department of Hue Central Hospital with descriptive crosssectional study from 1/2014 to 1/2015. Results: The study showed that the nomal birth weight is 87.8%; with 34.1% severe neonatal asphyxia and 65.9% moderate and mid neonatal asphyxia The patients hospitalized in condition 51.2 drowsiness and 7.3% coma, dystonia muscle 53.6%. Seizures 43.9%, while 44.4% and 55.6% general convulsions and partial seizures, 77.8% occurred in the first two days; 73.17% respiratory failure. Regarding risk factors for mother has some remarkable: Mother majority age in childbearing age 18 to 35 accounted for 82.9%; first births important role occupied 48.8%, 58.5% natural birth caesarean birth by 31.7% and 9.8% tips, rural * Trường Đại Học Y Dược Huế. Tác giả liên hệ: TS.BS Tôn Nữ Vân Anh, ĐT: 0982066063, Email: vananhtonnu@gmail.com. 202 Chuyên Đề Nhi Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học mother a high percentage 82.9%. Conclusion: Good obstetric care; intervention on time and neonatal resuscitation skills well and adequately monitor the clinical symptoms will help to limit the incidence and sequelae limit asphyxiated infants. Key words: Neonatal Asphyxia. ĐẶT VẤNĐỀ Ngạt chu sinh là thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả tình trạng kém hoặc không trao đổi khí giữa nhau thai và phổi thai nhi, dẫn đến hậu quả là suy hô hấp và suy tuần hoàn, sau đó sẽ gây giảm oxy máu, tăng cacbonic máu và tình trạng toan chuyển hoá. Khi hiệu suất tim suy giảm cũng sẽ làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến các mô, gây tổn thương não và nhiều cơ quan khác do giảm oxy và thiếu máu cục bộ(3). Theo WHO, năm 2013 tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh chiếm 45% trong tổng số tử vong trước năm tuổi, trong đó ngạt và suy hô hấp sơ sinh là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ sơ sinh(6). Ngạt sơ sinh gây tổn thương đa cơ quan, trong đó bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ [HIE] là một trong những tổn thương nặng nề nhất và kéo dài suốt cuộc đời của trẻ, để lại hậu quả nghiêm trọng là tình trạng chậm phát triển vận động, chậm phát triển tinh thần vận động, động kinh, bại não ở giai đoạn về sau. HIE nặng có thể gây tử vong 50- 70% trong giai đoạn chu sinh do tổn thương đa cơ quan, 80% trẻ thiếu oxy nặng dẫn đến di chứng về hậu quả tâm thần kinh, vận động, bại não là gánh nặng cho gia đình và xã hội(3). Tỷ lệ mắc của HIE ước tính khoảng 1-6/1000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về ngạt sơ sinh và bệnh não giảm oxy – thiếu máu cục bộ được công bố trên y văn(1,2). Nghiên cứu về ngạt chu sinh và HIE ở trẻ sơ sinh sẽ giúp nhà lâm sàng sản khoa và sơ sinh xác định được nguyên n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: