Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm một số khối trượt quy mô lớn ở tỉnh Bình Định

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 581.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung trình bày nghiên cứu về hiện trạng trượt lở ở tỉnh Bình Định và mô phỏng sự kiện trượt lở quy mô lớn ở núi Cấm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2021. Bài viết cung cấp thêm hiểu biết về cơ chế và quá trình chuyển động trượt lở quy mô lớn, góp phần giảm thiểu thiệt hại do trượt lở quy mô lớn gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm một số khối trượt quy mô lớn ở tỉnh Bình Định . 565 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KHỐI TRƢỢT QUY MÔ LỚN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH Đinh Thị Quỳnh1,*, Đỗ Minh Đức2, Đào Minh Đức3, Phạm Văn Tiền3, Nguyễn Hữu Hà4, Nguyễn Kim Long1 1 Viện Địa công nghệ và Môi trường 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Viện Địa chất, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 4 Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định *Tác giả liên hệ: quynhdtgeo@gmail.comTóm tắt Trượt lở thường xuyên diễn ra ở hầu hết các huyện của tỉnh Bình Định vào mùa mưa bão,nhất là tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn. Hiện nay,tỉnh Bình Định có 21 vùng nguy cơ cao về trượt lở ở các khu vực tập trung dân cư và nhiều điểmtrượt dọc các tuyến đường giao thông. Bài báo này ứng dụng điều tra khảo sát kết hợp bay chụpUAV, thu thập mẫu và thí nghiệm trong phòng kết hợp với các phần mềm chuyên dụng để xácđịnh hiện trạng trượt lở quy mô lớn ở tỉnh Bình Định mô phỏng động lực khối trượt quy mô lớnở Núi Cấm. Tại đây, trượt lở quy mô lớn liên tiếp từ ngày 14 đến 16/11/2021 ở Núi Cấm, xãChánh Thắng, huyện Phù Cát với 3 khối trượt, trong đó, khối trượt hơn 310.000 m3 đã vùi lấp vàlàm ảnh hưởng tới vài chục hộ gia đình. Phân tích cho thấy cường độ mưa lớn trong thời gianngắn là một phần yếu tố kích hoạt và địa hình phía thượng nguồn tồn tại vùng tích lũy nước làmgia tăng trượt lở. Lượng mưa tích lũy trong 24 giờ và 72 giờ ghi nhận là 200 mm và 420 mm.Bài viết cung cấp thêm hiểu biết về cơ chế và quá trình chuyển động trượt lở quy mô lớn, gópphần giảm thiểu thiệt hại do trượt lở quy mô lớn gây ra.Từ khóa: trượt lở; trượt lở quy mô lớn; LS-Rapid; Bình Định.1. Đặt vấn đề Trượt lở là một dạng tai biến có tính chất tiềm ẩn và tính hiểm họa cao, ảnh hưởng đến đờisống con người, cơ sở hạ tầng và môi trường và kinh tế đối với hầu hết các khu vực đất dốc trênthế giới. Trượt lở quy mô lớn có thể tích lớn và phạm vi hoạt động lớn, tác động trên diện rộng(Huang, 2012; Palis và nnk 2017; Luo và nnk, 2020). Một số nghiên cứu về trượt quy mô lớn ởViệt Nam đã được nghiên cứu theo các điểm trượt như đánh giá ổn định mái dốc ở các khối trượtở Vân Canh (Bình Định), cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) (Duc, 2013; Lan và nnk,2019), mô phỏng động lực khối trượt bởi mô hình LS-Rapid cho trượt lở ở Hạ Long, trượt lởgây chắn dòng chảy tạo cột sóng hơn 7 m ở sông Trường tỉnh Quảng Nam (Loi và nnk, 2017;Duc và nnk, 2020). Bình Định là một trong năm tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở khuvực duyên hải Nam Trung Bộ. Với diện tích tự nhiên hơn 6.025 km2, tỉnh Bình Định có vị tríquan trọng trong việc kết nối ra biển của khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, đông bắc Campuchiavà đông bắc Thái Lan. Về điều kiện tự nhiện, tỉnh Bình Định có địa hình tương đối phức tạp, cóđộ dốc dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là dãy núi cao với độ cao trung bình (500 ÷ 700) m vàchiếm 70% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng duyên hải bị cắt nhỏ thành ô thung lũng bởi cácnúi chạy ngang ra biển, cùng với những đồi thấp xen kẽ đã tạo nên nhiều ao hồ tự nhiên. Bêncạnh đó, khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp, phân cắt địa hình lớn, tạo các khe hẻm, tăng độdốc sườn và sự tác động của con người làm gia tăng nguy cơ trượt lở quy mô lớn, đặc biệt làtrong các đợt mưa lớn. Trong tháng 11 năm 2021 trượt lở quy mô lớn diễn ra trên diện rộng củatỉnh Bình Định ở khu vực núi Cấm (huyện Phù Cát), ở khu vực Trà Đăk và khu vực thôn O3(huyện Vĩnh Thạnh).566 Bài báo tập trung trình bày nghiên cứu về hiện trạng trượt lở ở tỉnh Bình Định và mô phỏngsự kiện trượt lở quy mô lớn ở núi Cấm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 năm 2021.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát điều tra thực địa để ghi nhận về hiện trạng, nhận định sơ bộ nguyênnhân và xác định thiệt hại đã xảy ra và tiềm năng khi xảy ra trượt lở. Quá trình khảo sát thực địanhằm xác định vị trí, kích thước, phạm vi khối trượt bằng các thiết bị đo Nikon-Forestry Pro,thiết bị bay không người lái (UAV) Phantom 3 Pro. Bên cạnh đó, tiến hành thu thập mẫu đất đáphục vụ thí nghiệm và mô hình hóa khối trượt.2.2. Phương pháp GIS viễn thám và UAV Thiết bị bay không người lái (UAV - Unmanned Aerial Vehicle) sử dụng sóng radio để điềukhiển. Công tác hiện trường sử dụng app Dji Go và Pix4D Capture điều khiển UAV Phantom 3Pro và thiết kế tuyến bay (hình 1a). Sử dụng GPS garmin 62 để làm mốc và đo khống chế ảnhngoại nghiệp bằng thước dây hoặc thiết bị đo Nikon-Forestry Pro. Phương pháp bay chụp UAVthực hiện để thu thập các tấm ảnh chồng xếp. Sử dụng phần mềm Agisoft để xử lý ảnh qua cácbước để xử lý khớp ảnh, tạo đám mây điểm, tạo ảnh trực giao (Orthomasaic), chi tiết được mô tảở hình 2. Kết quả tạo ra mô hình số độ cao DSM và DEM dạng raster, mô hình 3D và ảnh trựcgiao (hình 1b). Từ dữ liệu DSM hoặc DEM sử dụng phần mềm ArcGIS để khoanh định và tínhtoán diện tích, thể tích khối trượt và vẽ được mặt cắt ngang của khối trượt. Hình 1. Xử lý dữ liệu trên Agisoft ở khu vực núi Cấm tỉnh ình Định. a) Ảnh 3D và bố trí tuyến bay thủ công ngoài thực địa; b)Kết quả mô hình số độ cao DSM và các đường đồng mức địa hình (5m). . 5672.3. Phân tích động lực của khối trượt quy mô lớn bằng mô hình LS-Rapid Mô hình LS-Rapid được phát triển bởi Sassa và cộng sự năm 2010 từ bản nâng cấp môphỏng trượt lở do được chính ông đề xuất năm 1988. LS-Rapid được áp dụn ...

Tài liệu được xem nhiều: