Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá thiều là loài cá da trơn thuộc họ cá úc, bộ cá nheo. Đây là loài cá có giá trị kinh tế và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều được tiến hành tại Kiên Giang từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. Mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁ THIỀU (Arius thalassinus Ruppell, 1837) STUDY ON REPRODUCTIVE PARAMETERS OF GAINT SEA CATFISH (Arius thalassinus Ruppell, 1837) Trần Văn Phước1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 18/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/01/2014; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Cá thiều là loài cá da trơn thuộc họ cá úc, bộ cá nheo. Đây là loài cá có giá trị kinh tế và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều được tiến hành tại Kiên Giang từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. Mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu, hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá thiều, Fulton (1902) Q = 957 ± 117 x 10-6 và Clark (1928) Qo = 862 ± 97 x 10-6. Lt nhỏ nhất và tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là Lt = 779 mm và tmass = 1,89 năm tuổi. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Đường kính trứng cá thiều dao động từ 3 đến 21 mm. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, tập trung từ tháng 3 đến tháng 5. Từ khóa: cá thiều, độ béo, mùa sinh sản, sức sinh sản, thành thục ABSTRACT Gaint sea catfish which belongs to family Ariidae, order Siluriformes was a commercial valuable species and potential candidates for aquaculture. The this study was carried out on Kien Giang province from August, 2010 to July, 2011. Specimens were collected from fisherman and local market one time per month. The results showed that maturation coefficient of this fish was from 0.45 to 12.60% and average 3.49 ± 3.35%. Fulton fat coefficient was 957 ± 117 x 10-6 (mean±SD), while Clark fat coefficient was 862 ± 97 x 10-6 (mean±SD). The age and smallest length at the first maturation in females was 1.89 years old and 779 mm, respectively. The absolute fecundity was from 85 to 153 eggs per female (mean±SD, 104.50 ± 26.27 eggs/female), and the relative fecundity was 0.0115 to 0.0215 egg per g female (mean±SD, 0.0165 ± 0.0043). Egg diameter was from 3 to 21 mm. Spawning season of giant sea catfish was from February to July, mainly between March and May. Keywords: gaint sea catfish, fat coefficient, spawing season, fecundity, maturation I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) là loài phân bố rộng ở các vùng biển. Trên thế giới, cá thiều phân bố ở các vùng biển Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ dương, Philippine và Vịnh Thái Lan [10]. Ở Việt Nam, cá thiều phân bố hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, chúng tập trung nhiều 1 nhất ở vùng biển Tây Nam Bộ [1]. Cá thiều là loài cá da trơn thuộc họ cá úc (Ariidae), bộ cá nheo (Siluriformes). Đây là loài cá có giá trị kinh tế (70.000 đ/kg và 15kg/cá thể) và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Tuy nhiên trên thế giới, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản loài cá này rất ít. Đây là lần đầu tiên vấn đề nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá thiều ở Việt Nam ThS.Trần Văn Phước, 2 PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản được đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá thiều là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh sản và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá thiều trong tương lai. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837). 1.2. Địa điểm nghiên cứu: Thu mẫu cá thiều tại cảng cá Tắc Cậu – huyện Châu Thành; chợ Rạch Sỏi và Nông Lâm Hải sản – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Phân tích mẫu cá tại Phân hiệu Kiên Giang và Phòng thí nghiệm Môi trường - Trường Đại học Nha Trang. 1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 07 năm 2011. 1.4. Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm sinh học sinh sản cá thiều. 2. Thu thập số liệu 2.1. Số liệu thứ cấp Thu thập từ các tài liệu, bài báo và báo cáo đã công bố trong và ngoài nước. Các thông tin cần thu thập liên quan đến đặc điểm sinh sản cá thiều. 2.2. Số liệu sơ cấp Trực tiếp thu và phân tích mẫu cá thiều về đặc điểm sinh học sinh sản. Số lượng mẫu nghiên cứu: 360 cá thể (30 cá thể/tháng). + Cơ quan sinh dục: quan sát và mô tả cơ quan sinh dục cá thiều. + Xác định hệ số thành thục: GSI (%) = Trong đó: GSI - hệ số thành thục, Wtsd - khối lượng tuyến sinh dục (g), W0 - khối lượng cá không nội quan (g). + Xác định hệ số độ béo: Sử dụng phương pháp của Biswas (1993) để xác định hệ số độ béo (Q): Fulton (1902), Q = (Wt/Lt3) x 100 và Clark (1928), Q0 = (W0/Lt3) x 100 Trong đó: Wt, W0 là khối lượng cá có và không có nội quan (g); Lt là chiều dài toàn thân (mm). + Xác định kích thước thành thục 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 1/2014 - Thu mẫu cá ở kích thước và khối lượng khác nhau. - Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được biểu hiện bằng đồ thị trên đường cong của tỷ lệ (%) số cá thể đang chín, đã chín sinh dục theo chiều dài thân hoặc khối lượng của cá. Điểm trên đường cong mà tại đó 50% số cá thể thành thục sinh dục là kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá (W50, L50). - Tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá (tmass): được xác định theo Rikhter và Efanov: M = (1,52/(tmass 0,72)) – 0,16 với sự hỗ trợ của phần mềm FISAT II [6]. + Xác định sức sinh sản của cá theo phương pháp của Pravdin (1963). - Sức sinh sản tuyệt đối (S): Do số lượng trứng cá ít nên đếm toàn bộ số trứng trong buồng trứng ở giai đoạn IV. - Sức sinh sản tương đối: s = Trong đó: s là sức sinh sản tương đối, S là sức sinh sản tuyệt đối, W là khối lượn ...

Tài liệu được xem nhiều: