Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây lá cẩm (chăm chế) đã được đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đồng Hỷ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để nhuộm xôi, bánh trong các dịp lễ hội. Có hai loại lá cẩm thường được sử dụng phổ biến ở đây là loại cây cho màu tím và màu đỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHUỘM MÀU CỦA CÂY LÁ CẨM THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN Nông Thị Anh Thư, Đồng Văn Thành, Trần Thị Phương Linh Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Cây lá cẩm (chăm chế) đã được đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đồng Hỷ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để nhuộm xôi, bánh trong các dịp lễ hội. Có hai loại lá cẩm thường được sử dụng phổ biến ở đây là loại cây cho màu tím và màu đỏ. Ngoài tác dụng nhuộm màu, cây còn được dùng làm thuốc chữa ho, tắm cho trẻ trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, ngoài ra lá cẩm còn làm giảm mụn trứng cá và làm đẹp da mặt. Để bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ trưyền, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây lá cẩm với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên”. Từ khóa: lá cẩm, nhuộm màu, màu tím, màu, đặc điểm thực vật ĐẶT VẤN ĐỀ* Tình trạng ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp đang có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người. Nghiên cứu sử dụng các chất màu có nguồn gốc tự nhiên để có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm đang là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học[10]. Cây lá cẩm được đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc sử dụng để nhuộm xôi trong các dịp lễ hội. Ngoài ra, dân gian còn sử dụng lá cẩm để chữa một số bệnh như ho, viêm phế quản [9], hay sắc nước rửa mặt để làm đẹp da. Có nghiên cứu cho thấy cây cũng có hoạt tính kháng nấm [2]. Cây mọc hoang, được trồng ở vườn nhà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, có triển vọng trồng trọt để chiết xuất chất màu. Tuy nhiên những nghiên cứu về cây này chưa nhiều. Với mục đích bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu và làm rõ thêm kinh nghiệm sử dụng của người dân, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây lá cẩm với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá * cẩm thu hái tại Thái Nguyên”. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu: + Nghiên cứu đặc điểm thực vật của các mẫu nghiên cứu + Nghiên cứu thành phần hóa học của các mẫu nghiên cứu + Thử tác dụng nhuộm màu Trong bài báo chúng tôi giới thiệu những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu, nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lá cẩm. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Cây lá cẩm, bộ phận dùng là phần trên mặt đất, mẫu được thu hái ở nhiều địa điểm khác nhau tại Thái Nguyên vào tháng 4 năm 2011 để quan sát đặc điểm hình thái. Mẫu cây có đủ thân, cành, lá, hoa. Phương tiện Hóa chất: hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích gồm các dung môi (Methanol, Ethanol, Cloroform, Ethyl acetat, n-hexan...), sắc ký lớp mỏng: dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60 F254 (Merck), các thuốc thử: Dragendorff, Bouchardat, Mayer. 325 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu: gồm có các máy móc, thiết bị thiết yếu trong phòng thí nghiệm Dược (Tủ sấy dược liệu SHELLAB, máy xác định độ ẩm SATORIUS, máy cắt vi phẫu cầm tay, kính hiển vi Leica, máy cất thu hồi dung môi BUCHIROTAVAPOR R-200) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về thực vật Đặc điểm hình thái: quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu tại thực địa theo phương pháp mô tả phân tích kết hợp mô tả so sánh, chụp ảnh, thu hái, làm tiêu bản mẫu cây và đối chiếu với các tài liệu phân loại thực vật để xác định tên khoa học. Đặc điểm hiển vi: nghiên cứu đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu theo tài liệu “Thực tập dược liệu- phần vi học”[5], cụ thể: sau khi thu hái, mẫu nghiên cứu được đem xử lý bằng các phương pháp thích hợp rồi nghiên cứu: bột dược liệu, vi phẫu, quan sát, mô tả và chụp ảnh bột dược liệu, vi phẫu bằng kính hiển vi có gắn máy ảnh. Nghiên cứu về hóa học - Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong mẫu nghiên cứu bằng các phản ứng hóa học theo các tài liệu: Bài giảng dược liệu Tập I, II[3], Thực tập dược liệu (phần hóa học)[4]. - Chiết xuất, định tính các chất trong mẫu nghiên cứu bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng theo các tài liệu: Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [8]. số hệ dung môi và thu được kết quả là các hệ dung môi có khả năng tách vết tốt nhất. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Về đặc điểm thực vật: - Đã mô tả được đặc điểm hình thái của cây lá cẩm: cây lá cẩm có tên địa phương là cây chăm chế (cho màu tím). Phần trên mặt đất của lá cẩm được sử dụng theo kinh nghiệm của người dân, đun sôi lấy dịch nhuộm màu thực phẩm cho màu đỏ tím, có thể thêm một số thành phần khác để thay đổi màu như thêm tro bếp tạo màu x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: