Nghiên cứu đánh giá ngập lụt và khả năng chuyển nước từ sông Ba sang sông Bàn Thạch
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.78 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng lũ lụt hạ lưu Sông Ba và sông Bàn Thạch phạm vi từ trạm thủy văn Củng Sơn ra đến của biển khi có xuất hiện lũ lớn. Nghiên cứu cho thấy khi xuất hiện lũ lớn trên thượng lưu Sông Ba thì khu vực hạ lưu Sông Ba, sông Bàn Thạch thường bị ngập khá nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực có địa hình thấp như: Tp. Tuy Hòa, huyện Phú Hòa của tỉnh Phú Yên, mức ngập của 2 khu vực này đều trên 40 % diện tích khi xuất hiện lũ tần suất P = 0,5 %.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá ngập lụt và khả năng chuyển nước từ sông Ba sang sông Bàn Thạch Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0121 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN NƯỚC TỪ SÔNG BA SANG SÔNG BÀN THẠCH Hu nh Thị Lan Hương, Lương Hữu Dũng, Văn Thị Hằng, Phan Văn Thành Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu Tóm tắt Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng lũ lụt hạ lưu Sông Ba và sông Bàn Thạch phạm vi từ trạm thủy văn Củng Sơn ra đến của biển khi có xuất hiện lũ lớn. Nghiên cứu cho thấy khi xuất hiện lũ lớn trên thượng lưu Sông Ba thì khu vực hạ lưu Sông Ba, sông Bàn Thạch thường bị ngập khá nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực có địa hình thấp như: Tp. Tuy Hòa, huyện Phú Hòa của tỉnh Phú Yên, mức ngập của 2 khu vực này đều trên 40 % diện tích khi xuất hiện lũ tần suất P = 0,5 %. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng lũ lụt khu vực hạ lưu Sông Ba, sông Bàn Thạch, tiến hành xác định được tuyến tiêu thoát lũ giữa hai sông nhằm giảm thiểu ngập lụt khu vực hạ lưu. Nghiên cứu đã tính toán và đề xuất phương án mở rộng một phần đoạn nhánh sông chuyển nước từ Sông Ba sang sông Bàn Thạch. Kết quả tính toán đã chỉ ra hiệu quả của đề xuất này làm giảm diện tích ngập khu vực hạ lưu của Sông Ba, sông Bàn Thạch cả về diện và độ sâu ngập. Từ khóa: Ngập lụt, chuyển nước, Sông Ba, sông Bàn Thạch. 1. Mở đầu: Trước tình hình thiên tai ngày càng khắc nghiệt, bất thường, các công trình thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng đã lộ rõ những hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, gây ngập lụt kéo dài, tác động đến phát triển kinh tế- xã hội trên các lưu vực sông. Việc đánh giá khả năng thoát lũ cũng như các biện pháp đảm bảo tiêu thoát lũ cho những trận lũ lớn của một lưu vực sông luôn là nội dung cơ bản trong nhiệm vụ quy hoạch lũ, tính toán giải pháp thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều và ổn định lòng dẫn. Trên lưu vực Sông Ba, tình trạng ngập lụt thường xuyên xuất hiện, gây ảnh hưởng lớn đến dân sinh kinh tế trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 143 Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” phương án quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ ở hạ lưu Sông Ba và sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên là vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển của tỉnh. Kết quả đánh giá tác động của ngập lụt và khả năng chuyển nước từ Sông Ba sang sông Bàn Thạch là cơ sở để xem xét các giải pháp giảm thiểu tác động của ngập lụt, phục vụ quy hoạch phát triển dân cư, cơ sở hạ tầng phù hợp cho các tỉnh thuộc hạ lưu Sông Ba. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là xây dựng bản đồ ngập lụt, đánh giá mức độ ngập lụt hạ lưu Sông Ba, xác định hành lang thoát lũ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho các tỉnh thuộc lưu vực Sông Ba. Yêu cầu đặt ra tính toán, mô phỏng được hiện trạng và khả năng ngập lụt, đề xuất phương án tiêu thoát lũ, giảm thiểu tác động của thiên tai ngập lụt trên lưu vực. Do vậy, áp dụng mô hình thủy văn, thủy lực đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong nghiên cứu này, đã lựa chọn và sử dụng phần mềm Mike Flood để xác định mức độ ngập lụt cho vùng hạ lưu Sông Ba tỉnh Phú Yên. MIKE FLOOD là công cụ mô hình được kết hợp từ mô hình MIKE 21 và mô hình MIKE 11. Mô hình MIKE 21 là mô hình thủy lực 2 chiều thực theo phương ngang, chuyên dùng để mô phỏng dòng chảy tràn trên các bãi tràn theo phương ngang. Mô hình MIKE 11 là mô hình thủy lực 1 chiều (1D) mô phỏng dòng chảy trên mạng lưới sông kênh và các công trình trên sông như cống đập… Sự kết hợp của 2 mô hình MIKE 21 và MIKE 11 tạo nên một công cụ rất hữu hiệu trong mô phỏng dòng chảy lũ cho vùng hạ lưu các lưu vực sông. 3. Xây dựng mô hình MIKE FLOOD cho vùng hạ lƣu Sông Ba, sông Bàn Thạch 3.1. Thiết lập mô hình cho Sông Ba, sông Bàn Thạch 3.1.1. Thiết lập mô hình thủy văn MIKE NAM Trên lưu vực Sông Ba và sông Bàn Thạch có trạm thủy văn Củng Sơn đo đạc lưu lượng lũ theo giờ được dùng để hiệu chỉnh mô hình thủy văn Mike Nam cho kết quả tốt. Từ đó bộ thông số của mô hình Nam được sử dụng để tính toán các lưu lượng nhập lưu khu giữa cho các sông nhập vào Sông Ba và lưu lượng đầu vào, nhập lưu cho mô hình thủy lực trên sông Bàn Thạch. Các trạm khí tượng thủy văn được đưa vào tính toán trên lưu vực Sông Ba gồm 9 trạm đo mưa: An Khê, Pleiku, PơMơRê, Ayun Pa, 144 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” M’Đrăk, KrôngPa, Buôn Hồ, Sơn Hòa, Củng Sơn, Phú Lâm và 3 trạm khí tượng đo bốc hơi là An Khê, Pleiku, Sơn Hòa (Hình 1). Hình 1. Tính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá ngập lụt và khả năng chuyển nước từ sông Ba sang sông Bàn Thạch Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0121 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN NƯỚC TỪ SÔNG BA SANG SÔNG BÀN THẠCH Hu nh Thị Lan Hương, Lương Hữu Dũng, Văn Thị Hằng, Phan Văn Thành Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu Tóm tắt Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng lũ lụt hạ lưu Sông Ba và sông Bàn Thạch phạm vi từ trạm thủy văn Củng Sơn ra đến của biển khi có xuất hiện lũ lớn. Nghiên cứu cho thấy khi xuất hiện lũ lớn trên thượng lưu Sông Ba thì khu vực hạ lưu Sông Ba, sông Bàn Thạch thường bị ngập khá nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực có địa hình thấp như: Tp. Tuy Hòa, huyện Phú Hòa của tỉnh Phú Yên, mức ngập của 2 khu vực này đều trên 40 % diện tích khi xuất hiện lũ tần suất P = 0,5 %. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng lũ lụt khu vực hạ lưu Sông Ba, sông Bàn Thạch, tiến hành xác định được tuyến tiêu thoát lũ giữa hai sông nhằm giảm thiểu ngập lụt khu vực hạ lưu. Nghiên cứu đã tính toán và đề xuất phương án mở rộng một phần đoạn nhánh sông chuyển nước từ Sông Ba sang sông Bàn Thạch. Kết quả tính toán đã chỉ ra hiệu quả của đề xuất này làm giảm diện tích ngập khu vực hạ lưu của Sông Ba, sông Bàn Thạch cả về diện và độ sâu ngập. Từ khóa: Ngập lụt, chuyển nước, Sông Ba, sông Bàn Thạch. 1. Mở đầu: Trước tình hình thiên tai ngày càng khắc nghiệt, bất thường, các công trình thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng đã lộ rõ những hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, gây ngập lụt kéo dài, tác động đến phát triển kinh tế- xã hội trên các lưu vực sông. Việc đánh giá khả năng thoát lũ cũng như các biện pháp đảm bảo tiêu thoát lũ cho những trận lũ lớn của một lưu vực sông luôn là nội dung cơ bản trong nhiệm vụ quy hoạch lũ, tính toán giải pháp thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều và ổn định lòng dẫn. Trên lưu vực Sông Ba, tình trạng ngập lụt thường xuyên xuất hiện, gây ảnh hưởng lớn đến dân sinh kinh tế trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 143 Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” phương án quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ ở hạ lưu Sông Ba và sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên là vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển của tỉnh. Kết quả đánh giá tác động của ngập lụt và khả năng chuyển nước từ Sông Ba sang sông Bàn Thạch là cơ sở để xem xét các giải pháp giảm thiểu tác động của ngập lụt, phục vụ quy hoạch phát triển dân cư, cơ sở hạ tầng phù hợp cho các tỉnh thuộc hạ lưu Sông Ba. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là xây dựng bản đồ ngập lụt, đánh giá mức độ ngập lụt hạ lưu Sông Ba, xác định hành lang thoát lũ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho các tỉnh thuộc lưu vực Sông Ba. Yêu cầu đặt ra tính toán, mô phỏng được hiện trạng và khả năng ngập lụt, đề xuất phương án tiêu thoát lũ, giảm thiểu tác động của thiên tai ngập lụt trên lưu vực. Do vậy, áp dụng mô hình thủy văn, thủy lực đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong nghiên cứu này, đã lựa chọn và sử dụng phần mềm Mike Flood để xác định mức độ ngập lụt cho vùng hạ lưu Sông Ba tỉnh Phú Yên. MIKE FLOOD là công cụ mô hình được kết hợp từ mô hình MIKE 21 và mô hình MIKE 11. Mô hình MIKE 21 là mô hình thủy lực 2 chiều thực theo phương ngang, chuyên dùng để mô phỏng dòng chảy tràn trên các bãi tràn theo phương ngang. Mô hình MIKE 11 là mô hình thủy lực 1 chiều (1D) mô phỏng dòng chảy trên mạng lưới sông kênh và các công trình trên sông như cống đập… Sự kết hợp của 2 mô hình MIKE 21 và MIKE 11 tạo nên một công cụ rất hữu hiệu trong mô phỏng dòng chảy lũ cho vùng hạ lưu các lưu vực sông. 3. Xây dựng mô hình MIKE FLOOD cho vùng hạ lƣu Sông Ba, sông Bàn Thạch 3.1. Thiết lập mô hình cho Sông Ba, sông Bàn Thạch 3.1.1. Thiết lập mô hình thủy văn MIKE NAM Trên lưu vực Sông Ba và sông Bàn Thạch có trạm thủy văn Củng Sơn đo đạc lưu lượng lũ theo giờ được dùng để hiệu chỉnh mô hình thủy văn Mike Nam cho kết quả tốt. Từ đó bộ thông số của mô hình Nam được sử dụng để tính toán các lưu lượng nhập lưu khu giữa cho các sông nhập vào Sông Ba và lưu lượng đầu vào, nhập lưu cho mô hình thủy lực trên sông Bàn Thạch. Các trạm khí tượng thủy văn được đưa vào tính toán trên lưu vực Sông Ba gồm 9 trạm đo mưa: An Khê, Pleiku, PơMơRê, Ayun Pa, 144 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” M’Đrăk, KrôngPa, Buôn Hồ, Sơn Hòa, Củng Sơn, Phú Lâm và 3 trạm khí tượng đo bốc hơi là An Khê, Pleiku, Sơn Hòa (Hình 1). Hình 1. Tính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng bản đồ ngập lụt Trạm thủy văn Củng Sơn Tiêu thoát lũ Mô hình thủy văn MIKE NAM Tính toán thủy lựcTài liệu liên quan:
-
9 trang 47 0 0
-
Phân tích độ bất định trong xây dựng bản đồ ngập lụt dựa trên phương pháp mô phỏng
15 trang 42 0 0 -
Thiết kế nâng cấp - Vận hành tối ưu hệ thống cấp nước trường Đại học Lâm nghiệp
11 trang 33 0 0 -
Sổ tay tính toán thủy lực part 8
72 trang 29 0 0 -
Giáo trình Mạng lưới thoát nước: Phần 2
117 trang 28 0 0 -
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật thủy lợi_Chương 7
16 trang 26 0 0 -
Sổ tay tính toán thủy lực part 9
72 trang 26 0 0 -
Bài tập Thủy lực: Chương 1 - PGS.TS. Lê Văn Dực
4 trang 26 0 0 -
HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 5
14 trang 26 0 0 -
HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 3
13 trang 25 0 0