Bài viết trình bày rằng trong số 13 dòng/giống mướp đắng tham gia thí nghiệm có 7 dòng mướp đắng từ Trung tâm Rau thế giới, 5 giống mướp đắng địa phương và một giống mướp đắng lai F1 đã được đánh giá các.đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu bệnh trên đồng ruộng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015 tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Có sự sai khác nhau rõ rệt của các mẫu giống tham gia thí nghiệm về các yếu tố cấu thành năng suất như số quả trên cây, khối lượng quả, năng suất, đặc điểm quả và mức độ bệnh hại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các dòng giống mướp đắng phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhằm cải thiện sản lượng trong chuỗi giá trị rau của vùng Đông Nam Á VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC DÒNG/GIỐNG MƯỚP ĐẮNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI NHẰM CẢI THIỆN SẢN LƯỢNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ RAU CỦA VÙNG ĐÔNG NAM Á Nguyễn Quốc Hùng1, Trịnh Khắc Quang2, Ngô Thị Hạnh1, Phạm Thị Minh Huệ1 1 Viện Nghiên cứu Rau quả 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong số 13 dòng/giống mướp đắng tham gia thí nghiệm có 7 dòng mướp đắng từ Trung tâm Rau thế giới, 5 giống mướp đắng địa phương và một giống mướp đắng lai F1 đã được đánh giá các đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu bệnh trên đồng ruộng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015 tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Có sự sai khác nhau rõ rệt của các mẫu giống tham gia thí nghiệm về các yếu tố cấu thành năng suất như số quả trên cây, khối lượng quả, năng suất, đặc điểm quả và mức độ bệnh hại. Các dòng mướp đắng AVBG 1301, AVBG 1330 và AVBG 1334 được đánh giá là các dòng có triển vọng về khả năng chống chịu bệnh trên đồng ruộng cao với bệnh phấn trắng Powdery mildew, bệnh đốm lá Cercospora và bệnh virus Luteovirus. Các dòng mướp đắng khác của Trung tâm Rau thế giới như AVBG 1301, AVBG 1323 và AVBG 1324 được đánh giá có triển vọng về năng suất cao, kích thước quả, màu sắc quả, đặc điểm gai quả, độ đắng của quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng miền Bắc Việt Nam. Từ khóa: mướp đắng, chống chịu bệnh, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá Cercopora, bệnh virus Luteovirus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, mướp đắng là một trong các cây rau ăn quả trong họ bầu bí đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước. Diện tích sản xuất bầu bí mướp các loại năm 2013 đạt khoảng 27 nghìn ha với năng suất đạt trung bình 16 tấn/ha và cho sản lượng đạt 450 nghìn tấn (TCTT 2010). Là cây rau ăn quả vừa sinh trưởng vừa cho thu hoạch, nên mướp đắng cũng là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh hại. Do vậy, trong quá trình canh tác việc sử dụng thuốc BVTV không an toàn sẽ tạo ra sản phẩm không đảm bảo VSATTP. Trong công tác chọn tạo giống, ngoài mục tiêu chọn giống có năng suất cao và chất lượng tốt, tính chống chịu bệnh hại được các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Một số bệnh hại chính trên mướp đắng như: bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh đốm lá (Cercospora) và bệnh Luteovirus… đã làm hạn chế sản xuất mướp đắng của hầu hết các nước trên thế giới. Hàng năm, thiệt hại do bệnh có thể làm giảm sản lượng quả thương phẩm từ 10 - 50%. Do vậy, đánh giá nguồn gen chống chịu và xác định gen chống chịu trên cây mướp đắng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong 546 chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Rau quả và Trung tâm Rau thế giới AVRDC, Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện dự án “Đánh giá các dòng/giống rau phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhằm cải thiện sản lượng trong chuỗi giá trị rau của vùng Đông Nam Á” giai đoạn 2015-2018, trong đó có đối tượng cây mướp đắng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu bao gồm 7 dòng mướp đắng từ Trung tâm Rau thế giới – AVRDC (AVBG 1301, AVBG 1304, AVBG 1323, AVBG 1324, AVBG 1330, AVBG 1334, AVBG 1331); 5 mẫu giống mướp đắng địa phương của Việt Nam (VL, VD, Đông Dư, Khổ qua, MDVR) và giống Én Vàng (F1) làm đối chứng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm gồm 13 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần nhắc lại, lần thứ 4 không phun thuốc BVTV. Kích thước ô thí nghiệm 1,5 x 12 m với 12 cây/công thức. Trồng 1 hàng/ô, khoảng cách hàng cách hàng là 3 m, cây cách cây là 1 m. Mật độ là 6.200 cây/ha. Tổng diện tích là 1.000 m2. Hạt mướp đắng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai được gieo ngày 26 tháng 8 năm 2015 và trồng ngày 11 tháng 9 năm 2015. * Các chỉ tiêu theo dõi: đặc điểm nông học, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính trên đồng ruộng như: mức độ nhiễm bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis); bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum); bệnh đốm lá (Cercospora) và bệnh Luteovirus. Theo dõi mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng theo hướng dẫn của Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC), dựa trên tỷ lệ % diện tích lá nhiễm bệnh: Điểm 0: % (Chống chịu caoCCC); Điểm 1: Nhẹ 1-10% (Chống chịu -CC); Điểm 2: Trung bình 11-25% (Chống chịu trung bình - CCTB); Điểm 3: Nặng 26-50% (Mẫn cảm trung bình-MCTB); Điểm 4: Rất nặng 5175% (Mẫn cảm-MC); Điểm 5: Nghiêm trọng 76-100% (Rất mẫn cảm-RMC). Áp dụng quy trình sản xuất mướp đắng an toàn thương phẩm của Viện Nghiên cứu Rau quả: phân hữu cơ: 20,000 kg/ha; N - P2O5 - K2O: 120 - 60 - 120 kg/ha. Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp phân tích phương sai bằng IRRISTAT 5.0 và xử lý trên Excel 2005. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống mướp đắng (vụ thu đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội) TT Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 AVBG 1301 AVBG 1304 AVBG 1323 AVBG 1324 AVBG 1330 AVBG 1334 AVBG 1331 VL VD Dong Du Kho qua MDVR Én Vàng Hoa đực đầu 44 43 40 42 42 41 44 41 40 40 39 38 37 Ngày từ trồng tới… (ngày) Hoa cái đầu Thu quả đầu 48 54 45 52 45 51 46 52 46 53 45 51 48 54 45 51 46 52 46 52 44 51 43 50 41 48 Sự xuất hiện hoa cái đầu của các mẫu giống có sự sai khác rõ rệt, mẫu giống Én Vàng ra hoa cái sớm nhất tại 41 ngày sau trồng. Hai mẫu giống AVBG 1301 và AVBG 1331 ra hoa cái đầu muộn nhất tại 48 ngày sau trồng. Các mẫu giống còn lại ra hoa cái đầu sau trồng 4346 ngày. Kết quả nghiên cứu về thời gian ra hoa cái đầu và thời gian cho thu quả đầu có sự liên quan. Nhìn chung, các mẫu giống ra hoa cái đầu sớm thường cho thu quả đầu sớm và ngược lại. Điều này được thể hiện rõ trong các mẫu giống tham gia thí nghiệm, mẫu giống Én Vàng ra hoa cái đầu sớm nhất cũng là mẫu giống cho thu quả đầu sớm nhất tại 48 ngày sau trồng. Hai mẫu g ...