Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí, điều kiện cho một giải pháp tích hợp hệ thống
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 651.50 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu, đề xuất một giải pháp tích hợp hệ thống tổng thể cho các tổ chức đơn vị, trong đó, việc xây dựng được bộ tiêu chí, điều kiện cho giải pháp tích hợp là nội dung cơ bản nhất, quy định mô hình, phương pháp, cách thức để các phần mềm được xây dựng sẵn dàng tích hợp được vào hệ thống tích hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí, điều kiện cho một giải pháp tích hợp hệ thống Công nghệ thông tin NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN CHO MỘT GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG Nguyễn Cảnh Hùng*, Lê Ngọc Tú Tóm tắt: Tích hợp hệ thống đã và đang là nhu cầu tất yếu của các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp có số lượng phần mềm lớn. Nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm, quản trị hệ thống người dùng và phân quyền tập trung, nhu cầu đăng nhập một lần (Single Sign-On), nhu cầu về chuẩn hóa và thống nhất các bộ danh mục, nhu cầu mở rộng hệ thống và tự động hóa quy trình nghiệp vụ là hết sức cần thiết và trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Xuất phát từ các nhu cầu và xu thế phát triển đó, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất một giải pháp tích hợp hệ thống tổng thể cho các tổ chức đơn vị, trong đó, việc xây dựng được bộ tiêu chí, điều kiện cho giải pháp tích hợp là nôi dung cơ bản nhất, quy định mô hình, phương pháp, cách thức để các phần mềm được xây dựng sẵn dàng tích hợp được vào hệ thống tích hợp. Từ khóa: Hệ thống tích hợp, Tích hợp phần mềm, Giải pháp tích hợp, Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp, Quản trị tích hợp, Single sign-on. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu hết các doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị hiện nay đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, đặc biệt là các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp lớn. Số lượng phần mềm được ứng dụng trong các doanh nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng phần mềm ngày càng được cải tiến và phục vụ rất nhiều các lĩnh vực và hoạt động của đơn vị. Nhưng một thực trạng chung là hầu hết các phần mềm trong một tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động độc lập, không có sự gắn kết và trao đổi dữ liệu với nhau. Không có sự thống nhất trong cách thức quản trị hệ thống, trong việc chuẩn hóa, thống nhất và dùng chung các bộ danh mục dẫn đến nhiều khó khăn và bất cập. Bên cạnh đó, mỗi người dùng phải nhớ rất nhiều tài khoản và phải đăng nhập nhiều lần vào các phần mềm khác nhau gây khó khăn, rườm rà trong sử dụng, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo mật dữ liệu nội bộ. Xu hướng chung và cũng là nhu cầu tất yếu của các tổ chức doanh nghiệp trong ứng dựng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành là phải xây dựng được một nền tảng tích hợp cho các ứng dụng phần mềm. Các tổ chức doanh nghiệp triển khai sớm, triển khai từ đầu, triển khai đúng định hướng sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng phần mềm, chi phí đầu tư hạ tầng cũng như hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp không có các định hướng đúng đắn trong phát triển hệ thống ứng dụng, tiện đâu xây dựng đấy tất yếu sẽ dẫn đến rất nhiều bất cập sau này. Điển hình là một số tổ chức doanh nghiệp đã phải đập đi xây dựng lại tất cả các ứng dụng phần mềm vì sự rối rắm, chồng chéo, không có tính thống nhất cả về cách thức quản lý và dữ liệu trong hệ thống phần mềm, gây thiệt hại rất lớn đến chi phí, thời gian cũng như ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Từ xu hướng xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và tình trạng ứng dụng phần mềm nói trên đã chỉ ra được nhu cầu và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống tích hợp nhằm xây dựng một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin 242 N. C. Hùng, L. N. Tú, “Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí … giải pháp tích hợp hệ thống.” Thông tin khoa học công nghệ vững chắc, lâu dài cho các tổ chức và doanh nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu thực tế đó, bài báo tập trung nghiên cứu đề xuất một giải pháp tích hợp hệ thống ch các tổ chức, doanh nghiệp và bộ tiêu chí và điều kiện tích hợp là nội dung chính của giải pháp tích hợp đó. 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG 2.1. Cơ sở lý thuyết Trên cơ sở nghiên cứu về tích hợp hệ thống, tác giả sẽ khái quát chung về lý thuyết tích hợp hệ thống được trình bày trong các giáo trình về Công nghệ thông tin, bao gồm mức độ tích hợp, mô hình tích hợp và các chức năng của một hệ thống tích hợp, từ đó giúp tác giả có những định hướng đúng đắn, phù hợp trong việc đề xuất giải pháp. 2.1.1. Các mức độ tích hợp hệ thống Tích hợp mức dữ liệu: Tích hợp mức dữ liệu được thực hiện dựa trên cơ sở tạo mã định danh và danh mục hóa các dữ liệu nhằm mục đích sử dụng chung dữ liệu cho tất cả các phân hệ. Tích hợp mức quy trình nghiệp vụ: Ở mức độ tích hợp này, các thao tác được thực hiện ở các ứng dụng khác nhau sẽ được hợp nhất vào một một quy trình nghiệp vụ chung, nhờ đó sẽ đảm bảo được việc tự động hóa quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp. Tích hợp ứng dụng: Mức độ tích hợp này được dựa trên việc hợp nhất về cả chức năng và dữ liệu của các ứng dụng, nhờ đó việc tích được đảm bảo gần như trong thời gian thực. Ở mức độ tích hợp này,cơ chế tương tác giữa các ứng dụng được thực hiện theo cách thức chuyển dữ liệu giữa các ứng dụng mà không làm thay đổi ứng dụng, hoặc nếu có chỉ thay đổi rất ít. Tích hợp nền tảng: Mức độ tích hợp này liên quan đến các quy trình và công cụ dùng để tích hợp các ứng dụng nằm rải rác trong một hệ thống lớn và không đồng nhất (chạy trên các nền tảng phần cứng, phần mềm, hệ điều hành v. v... khác nhau). Đảm bảo các ứng dụng này được tích hợp trong một hệ thống đồng nhất. 2.1.2. Các mô hình tích hợp Có hai mô hình tích hợp được sử dụng phổ biến là tích hợp điểm-điểm (point- to-point Intergration) và mô hình tích hợp trục dịch vụ (Service Bus Intergration). Theo mô hình tích hợp điểm - điểm các ứng dụng thiết lập kết nối trực tiếp với nhau. Việc tích hợp có thể thực hiện qua API hoặc đọc và ghi trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của ứng dụng đối ứng. Trong mô hình này, có thể sử dụng phần mềm trung gian (Adapter Broker) để kết nối với một hoặc cả hai ứng dụng. Với mô hình trục tích hợp, các ứng dụng được tích hợp thông qua một điểm duy nhất bằng cách cung cấp cho người lập trình và quản trị hệ thống các công cụ, quy tắc, tiêu chí để xây dựng, th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí, điều kiện cho một giải pháp tích hợp hệ thống Công nghệ thông tin NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN CHO MỘT GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG Nguyễn Cảnh Hùng*, Lê Ngọc Tú Tóm tắt: Tích hợp hệ thống đã và đang là nhu cầu tất yếu của các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp có số lượng phần mềm lớn. Nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm, quản trị hệ thống người dùng và phân quyền tập trung, nhu cầu đăng nhập một lần (Single Sign-On), nhu cầu về chuẩn hóa và thống nhất các bộ danh mục, nhu cầu mở rộng hệ thống và tự động hóa quy trình nghiệp vụ là hết sức cần thiết và trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Xuất phát từ các nhu cầu và xu thế phát triển đó, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất một giải pháp tích hợp hệ thống tổng thể cho các tổ chức đơn vị, trong đó, việc xây dựng được bộ tiêu chí, điều kiện cho giải pháp tích hợp là nôi dung cơ bản nhất, quy định mô hình, phương pháp, cách thức để các phần mềm được xây dựng sẵn dàng tích hợp được vào hệ thống tích hợp. Từ khóa: Hệ thống tích hợp, Tích hợp phần mềm, Giải pháp tích hợp, Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp, Quản trị tích hợp, Single sign-on. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu hết các doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị hiện nay đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, đặc biệt là các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp lớn. Số lượng phần mềm được ứng dụng trong các doanh nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng phần mềm ngày càng được cải tiến và phục vụ rất nhiều các lĩnh vực và hoạt động của đơn vị. Nhưng một thực trạng chung là hầu hết các phần mềm trong một tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động độc lập, không có sự gắn kết và trao đổi dữ liệu với nhau. Không có sự thống nhất trong cách thức quản trị hệ thống, trong việc chuẩn hóa, thống nhất và dùng chung các bộ danh mục dẫn đến nhiều khó khăn và bất cập. Bên cạnh đó, mỗi người dùng phải nhớ rất nhiều tài khoản và phải đăng nhập nhiều lần vào các phần mềm khác nhau gây khó khăn, rườm rà trong sử dụng, đặc biệt liên quan đến vấn đề bảo mật dữ liệu nội bộ. Xu hướng chung và cũng là nhu cầu tất yếu của các tổ chức doanh nghiệp trong ứng dựng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành là phải xây dựng được một nền tảng tích hợp cho các ứng dụng phần mềm. Các tổ chức doanh nghiệp triển khai sớm, triển khai từ đầu, triển khai đúng định hướng sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng phần mềm, chi phí đầu tư hạ tầng cũng như hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp không có các định hướng đúng đắn trong phát triển hệ thống ứng dụng, tiện đâu xây dựng đấy tất yếu sẽ dẫn đến rất nhiều bất cập sau này. Điển hình là một số tổ chức doanh nghiệp đã phải đập đi xây dựng lại tất cả các ứng dụng phần mềm vì sự rối rắm, chồng chéo, không có tính thống nhất cả về cách thức quản lý và dữ liệu trong hệ thống phần mềm, gây thiệt hại rất lớn đến chi phí, thời gian cũng như ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Từ xu hướng xây dựng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và tình trạng ứng dụng phần mềm nói trên đã chỉ ra được nhu cầu và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống tích hợp nhằm xây dựng một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin 242 N. C. Hùng, L. N. Tú, “Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí … giải pháp tích hợp hệ thống.” Thông tin khoa học công nghệ vững chắc, lâu dài cho các tổ chức và doanh nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu thực tế đó, bài báo tập trung nghiên cứu đề xuất một giải pháp tích hợp hệ thống ch các tổ chức, doanh nghiệp và bộ tiêu chí và điều kiện tích hợp là nội dung chính của giải pháp tích hợp đó. 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG 2.1. Cơ sở lý thuyết Trên cơ sở nghiên cứu về tích hợp hệ thống, tác giả sẽ khái quát chung về lý thuyết tích hợp hệ thống được trình bày trong các giáo trình về Công nghệ thông tin, bao gồm mức độ tích hợp, mô hình tích hợp và các chức năng của một hệ thống tích hợp, từ đó giúp tác giả có những định hướng đúng đắn, phù hợp trong việc đề xuất giải pháp. 2.1.1. Các mức độ tích hợp hệ thống Tích hợp mức dữ liệu: Tích hợp mức dữ liệu được thực hiện dựa trên cơ sở tạo mã định danh và danh mục hóa các dữ liệu nhằm mục đích sử dụng chung dữ liệu cho tất cả các phân hệ. Tích hợp mức quy trình nghiệp vụ: Ở mức độ tích hợp này, các thao tác được thực hiện ở các ứng dụng khác nhau sẽ được hợp nhất vào một một quy trình nghiệp vụ chung, nhờ đó sẽ đảm bảo được việc tự động hóa quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp. Tích hợp ứng dụng: Mức độ tích hợp này được dựa trên việc hợp nhất về cả chức năng và dữ liệu của các ứng dụng, nhờ đó việc tích được đảm bảo gần như trong thời gian thực. Ở mức độ tích hợp này,cơ chế tương tác giữa các ứng dụng được thực hiện theo cách thức chuyển dữ liệu giữa các ứng dụng mà không làm thay đổi ứng dụng, hoặc nếu có chỉ thay đổi rất ít. Tích hợp nền tảng: Mức độ tích hợp này liên quan đến các quy trình và công cụ dùng để tích hợp các ứng dụng nằm rải rác trong một hệ thống lớn và không đồng nhất (chạy trên các nền tảng phần cứng, phần mềm, hệ điều hành v. v... khác nhau). Đảm bảo các ứng dụng này được tích hợp trong một hệ thống đồng nhất. 2.1.2. Các mô hình tích hợp Có hai mô hình tích hợp được sử dụng phổ biến là tích hợp điểm-điểm (point- to-point Intergration) và mô hình tích hợp trục dịch vụ (Service Bus Intergration). Theo mô hình tích hợp điểm - điểm các ứng dụng thiết lập kết nối trực tiếp với nhau. Việc tích hợp có thể thực hiện qua API hoặc đọc và ghi trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của ứng dụng đối ứng. Trong mô hình này, có thể sử dụng phần mềm trung gian (Adapter Broker) để kết nối với một hoặc cả hai ứng dụng. Với mô hình trục tích hợp, các ứng dụng được tích hợp thông qua một điểm duy nhất bằng cách cung cấp cho người lập trình và quản trị hệ thống các công cụ, quy tắc, tiêu chí để xây dựng, th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống tích hợp Tích hợp phần mềm Giải pháp tích hợp Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp Quản trị tích hợp Single sign-onGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 219 0 0
-
67 trang 19 0 0
-
Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông: Phần 2 - NXB. Khoa học kỹ thuật
222 trang 18 0 0 -
Thách thức trong quá trình triển khai hệ thống sản xuất thông minh
3 trang 18 0 0 -
Giải pháp tích hợp tổng đại điện thoại SmartHotel - TDA
18 trang 15 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật lập trình Java - Chương 10: Lập trình giao diện
18 trang 13 0 0 -
Ứng dụng cây quyết định để xây dựng mô hình phối hợp nâng cao chất lượng nhận dạng tín hiệu điện tim
8 trang 9 0 0 -
50 trang 3 0 0