Danh mục

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ về cơ sở hạ tầng (thủy lợi và cấp nước sinh hoạt) phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Trung du, Miền núi phía Bắc

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 787.91 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ phù hợp phục vụ xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng (thủy lợi, cấp nước sinh hoạt) cho các xã nông thôn mới vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ về cơ sở hạ tầng (thủy lợi và cấp nước sinh hoạt) phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Trung du, Miền núi phía Bắc Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ về cơ sở hạ tầng (thủy lợi và cấp nước sinh hoạt) phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Trung du, Miền núi phía Bắc Thời gian thực hiện: 5/2015-6/2016 Cơ quan chủ trì: Viện Nước tưới tiêu và Môi trường- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kim Dung ĐTDĐ: Email: TÓM TẮT Vùng Trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB) gồm 14 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Bắc Giang. Vùng TDMNPB phong phú về loại đất, quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đa dạng về tiểu vùng khí hậu là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa phân bố không đều, khả năng điều tiết của lưu vực kém đã ảnh hưởng rất lớn đến cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất 9 sơ đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp với điều kiện địa hình, quỹ đất của địa phương và đáp ứng yêu cầu tưới tiêu khoa học, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, cấp nước cho cây trồng vùng đất dốc phục vụ điều chỉnh quy hoạch của các địa phương. Đề xuất giải pháp quy hoạch và thiết kế hệ thống thu và trữ nước phục vụ tưới. Tính toán xác định được diện tích hứng nước tối thiểu cho 1m3 nước trữ theo các loại bề mặt hứng khác nhau. Đối với bề mặt thu hứng được gia cố, diện tích yêu cầu cho 1m3 nước trữ tương đối nhỏ khoảng 0,5-1,5m2; đối với bề mặt thu hứng tự nhiên diện tích hứng là 1,0-4,5m2. Đề xuất giải pháp thu trữ và khử trùng nước mưa. Kết quả tính toán xác định được diện tích hứng nước mưa các loại mái hứng như bê tông, ngói, tôn và mái bạt là 2-3m2/m3. Cải tiến hệ thống thu, lọc và xả tràn nước mưa đảm bảo vệ sinh, chống muỗi sốt xuất huyết, dễ xây dựng và sử dụng, chi phí thấp. Đề xuất các giải pháp sử dụng than Nusa để khử trùng nước mưa và hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm kim loại. Đối với các công trình cấp nước tự chảy tập trung: Đề xuất giải pháp thu nước đối với nguồn suối và nguồn nước mạch lộ; giải pháp nâng cao hiệu quả và thời gian làm việc của công trình lắng lọc và khử trùng cho công trình xây mới và công trình nâng cấp. Đề xuất 04 mô hình quản lý phù hợp với với quy mô, công nghệ áp dụng, phạm vi cấp nước và năng lực của đơn vị quản lý vận hành. Đề xuất các giải pháp để phát triển 660 các mô hình quản lý như truyền thông, giá nước, giao-đặt hàng quản lý công trình, đào tạo và tăng cường năng lực. Ngoài ra, cũng thiết kế mô hình thí điểm lý thuyết cấp nước tưới bằng bơm cột nước cao kết hợp với hệ thống đường ống và bể trữ cho vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khan hiếm nước cho 35ha cây thuốc lá thuộc cánh đồng Thôm Bó thuộc xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Thiết kế mô hình thí điểm trữ nước và tưới tiết kiệm cho cây cam quy mô 2ha kết hợp cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đình tại Thôn 68 xã Yên Lâm, huyên Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Thiết kế điều chỉnh hệ thống xử lý của công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao thời gian làm việc của vật liệu lọc, nâng cao chất lượng nước cấp. Biên soạn 02 sổ tay và tham gia biên soạn 01 sổ tay: (1) Biên soạn Sổ tay hướng dẫn Thu và trữ nước bằng tấm HDPE cho vùng TDNMPB; (2) Biên soạn Sổ tay hướng dẫn Thiết kế, xây dựng và quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn vùng TDMNPB; (3) Tham gia biên soạn Sổ tay hướng dẫn Kiên cố hóa kênh mương nội đồng (đã được xuất bản và lưu hành trên toàn quốc). 1. Đặt vấn đề Vùng Trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB) gồm 14 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Bắc Giang. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 95.266,6 km2, chiếm 28,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số toàn vùng tính đến năm 2014 là 11,67 triệu người với 43 dân tộc sinh sống, chiếm 12,8% dân số cả nước. Dân số nông thôn là 9,59 triệu người, chiếm 82,17% dân số toàn vùng. Vùng TDMNPB phong phú về loại đất, quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đa dạng về tiểu vùng khí hậu là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa phân bố không đều, khả năng điều tiết của lưu vực kém đã ảnh hưởng rất lớn đến cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Theo Đề án “Phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cây trồng cạn chủ lực, có thị trường (cà phê, chè, hồ tiêu, điều, mía, cây ăn quả, rau, hoa) đến năm 2020 là 2.705.000ha. Một trong những mục tiêu của Đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy lợi” là Phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại, đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực. Đến năm 2020 sẽ có 500.000ha cây trồng cạn chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Mục tiêu trong Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 l/người/ngày. Thông tư số 41/2013/TT- 661 BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới chỉ rõ đối với vùng TDMNPB là 80% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: