Danh mục

Nghiên cứu đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.91 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường chi tiết của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Nghiên cứu đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam Phạm Anh Cường1, Trương Quang Hải2*, Ngô Xuân Quý3, Phạm Hạnh Nguyên3 1 Viện Phát triển Tài nguyên và Môi trường, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; pacuong@yahoo.com 2 Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội; haitq.ivides@gmail.com 3 Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; nguyenph.nbca@gmail.com *Tác giả liên hệ: haitq.ivides@gmail.com; Tel.: +84–913283922 Ban biên tập nhận bài: 2/3/2023; Ngày phản biện xong: 3/4/2023; Ngày đăng bài: 25/4/2023 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo các tài liệu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế có uy tín và của Việt Nam về đánh giá tác động môi trường đến di sản thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học để tổng hợp, phân tích, sàng lọc và lựa chọn ra các thông tin, dữ liệu, phương pháp cần thiết cho việc đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường chi tiết của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên. Từ khóa: Di sản thiên nhiên; Đa dạng sinh học; Cảnh quan; Đánh giá tác động môi trường. 1. Mở đầu Di sản thiên nhiên là một trong ba (03) loại di sản thế giới (Di sản thiên nhiên thế giới, Di sản văn hóa thế giới và Di sản hỗn hợp thế giới) theo Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới [1]. Theo Công ước này, di sản thiên nhiên là khu vực hoặc nơi chứa các đặc điểm hoặc nhóm các đặc điểm tự nhiên (gồm cả vật lý và sinh học) với các giá trị còn nguyên vẹn, nổi bật về thẩm mỹ và khoa học; các hệ địa chất, địa lý và khu vực có ranh giới rõ ràng tạo thành sinh cảnh sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu về khoa học hoặc bảo tồn. Tính đến năm 2020, trên thế giới có 1.121 di sản thế giới được công nhận, trong đó có 213 di sản thiên nhiên và 39 di sản hỗn hợp nằm trên lãnh thổ của 107 quốc gia với tổng diện tích 369.685.919 ha [2]. Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản thiên nhiên thế giới, các quốc gia, đặc biệt các nước phát triển như Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Vương quốc Anh, … đều đã có các quy định pháp luật rất chặt chẽ và đồng thời, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động của dự án đầu tư đến di sản thể giới, di sản thiên nhiên thế giới như là một đối tượng tự nhiên hoàn chỉnh hoặc đến một số giá trị nổi bật toàn cầu riêng biệt của di sản thiên nhiên như đa dạng sinh học hoặc cảnh quan [3–7]. Về cơ bản, các hướng dẫn kỹ thuật này đều phù hợp với các khuyến cáo, khung hướng dẫn kỹ thuật của các tổ chức bảo tồn toàn cầu như Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar, Công ước Đa dạng sinh học, Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới [8–11]. Nhờ có hệ thống pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ này, các dự án đầu tư tại các quốc gia phát triển đều được đánh giá tác động môi trường Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 748, 23-31; doi:10.36335/VNJHM.2023(748).23-31 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 748, 23-31; doi:10.36335/VNJHM.2023(748).23-31 24 một cách bài bản, do đó, các giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản thiên nhiên và tính toàn vẹn của chúng đang được bảo vệ, bảo tồn một cách bền vững. Việt Nam chính thức tham gia Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới từ năm 1987 và đến nay, có 22 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận, trong đó có các di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm kèm theo các tiêu chí và phân loại di sản thiên nhiên của Việt Nam lần đầu tiên mới được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 [12]. Luật này và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật cũng lần đầu tiên đưa ra khái niệm về cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan sinh thái [13–14], đồng thời, yêu cầu các chủ dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường đến di sản thiên nhiên, chú trọng đến cảnh quan, đa dạng sinh học và thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học. Kết quả rà soát các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, Việt Nam (chủ yếu là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các Tổ chức Khoa học công nghệ) đã xây dựng thành công hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động của nhiều loại hình dự án đầu tư (sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất xi măng, luyện thép, xây dựng cảng, chôn lấp chất thải, xây dựng đường giao thông, xây dựng hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, nhà máy giấy, nhà máy điện, sản xuất phân hóa học, da giày, dầu khí, xăng dầu, khai thác mỏ, …) đến môi trường. Mặc dù các hướng dẫn kỹ thuật này có nội dung về đánh giá tác động đến tài nguyên sinh vật, tuy nhiên, còn rất sơ sài, không đáp ứng các khuyến cáo của các điều ước quốc tế và yêu cầu của các nhà tài trợ. Ngoài ra, các hướng dẫn này không có nội dung hướng dẫn đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên của di sản thiên nhiên. Trong khoảng mười (10) năm gần đây, có hai nghiên cứu trong nước về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đến đa dạng sinh học: (1) Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (Tài nguyên và Môi trường) mã số TNMT.04.56 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của bồi hoàn đa dạng sinh học nhằm đề xuất các quy định về chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học” thực hiện trong các năm 2014–2016 [15]; (2) Dự án nhỏ do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ cho Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc nghiên cứu xây dựng “Hướng dẫn đánh giá tác động đa dạng sinh học lồng ghép trong quy trình đánh giá tác động môi trường” năm 2015 [16]. Đây mới chỉ là những hướng dẫn bước đầu về đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều: