Nghiên cứu độ bền nhiệt động của các hợp chất kim loại chuyển tiếp và kim loại đất hiếm bằng mạng nơ-ron
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu độ bền nhiệt động của các hợp chất kim loại chuyển tiếp và kim loại đất hiếm bằng mạng nơ-ron Prediction of Thermodynamic stability of Lanthanide-Transition metal alloys by Deep neural network Nghiên cứu độ bền nhiệt động của các hợp chất kim loại chuyển tiếp và kim loại đất hiếm bằng mạng nơ-ron Phạm Tiến Lâm1, 2, *, Nguyễn Văn Quyền1 1 Faculty of Computer Science, Phenikaa University, Yen Nghia, Ha Dong Dist., Hanoi 2 Phenikaa Institute for Advanced Study (PIAS), Phenikaa University, Yen Nghia, Ha Dong Dist., Hanoi *Email: lam.phamtien@phenikaa-uni.edu.vn Abstract The utilization of machine learning, especially deep learning, in solving materials science issues bring an opportunity to accelerate the development process of new materials and draw the attention of researchers all over the world. In this paper, we present our study on applying deep neural networks to represent and predict thermodynamic quantities including formation energy, convex hull distance, and to recognize potential thermodynamical stabile materials. We employ our novel material descriptor, named orbital field matrix (OFM), to determine the feature vectors for materials. The OFM descriptors were developed based on the information of valence electron configuration and the Voronoi analysis of the atomic structures of materials. Our experiments show that deep neural networks can accurately predict formation energy with the mean absolute error of 0.12 eV/atom and 0.10 eV/atom for convex hull distance. The classification neural network can yield an accuracy of 92% in distinguishing the stable and unstable materials. Tóm tắt Việc ứng dụng các mô hình học máy đặc biệt là mạng nơ-ron và học sâu đã mang vào gải quyết các bài toán trong khoa học vật liệu đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho các nghiên cứu về khoa học vật liệu, và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu ứng dụng mạng nơ-ron để biểu diễn các khía cạnh về độ bền nhiệt động bao gồm: (1) năng lượng sinh, (2) năng lượng phân li dựa trên việc phân tích bao lồi của giản đồ pha, và nhận diện các các cấu trúc có thể bền vững về mặt nhiệt động học. Chúng tôi 180 sử dụng thông tin về lớp vỏ hoá trị của các nguyên tử và thông tin về cấu trúc thông qua phân tích giản đồ voronoi của các cấu trúc địa phương để xây dựng các vectors đặc trưng cho vật liệu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng mạng nơ-ron có thể dự đoán năng lượng sinh với sai số tuyệt đối là 0.12 eV/atom, và năng lượng phân li là 0.10 eV/atom, và có khả năng nhận diện cấu trúc bền vững và kém bền với độ chính xác 92%. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây việc ứng dụng các phương pháp học máy (machine learning) hay trí truệ nhân tạo vào giải quyết các bài toán khoa học vật liệu đã và đang thu hút được sự được sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Việc ứng dụng học máy được kì vọng sẽ giúp tăng tốc quá trình nghiên cứu phát triển các vật liệu tiên tiến cho các công nghệ mới, một trong những vấn đề then chốt của khoa học vật liệu. Gần đây dữ liệu các tính toán DFT cho vật liệu có kích thước vừa và nhỏ đang tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó dữ liệu thực nghiệm cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó, các phương pháp học máy hiện đại được kì vọng có thể giúp các nhà nghiên cứu khoa học vật liệu phân tích hiệu quả các dữ liệu lớn này, từ đó giúp tăng tốc quá trình nghiên cứu và phát triển vật liệu mới. Ngày nay, chúng ta có thể truy cập đến các cơ sở dữ liệu về vật liệu một cách dễ dàng thông qua mạng internet; ví dụ như Materials Projects [1], Open Quntum Materials Database (OQMD) [2,3], Atomwork [4], Nomad [5], Aflowlib [6], ... Để khai thác hiệu quả các dữ liệu này việc kết hợp giữa học máy và khoa học vật liệu đã tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu mới rất hứa hẹn là tin học vật liệu (materials informatics). Tin học vật liệu là lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật tin học, đặc biệt là học máy và trí tuệ nhân tạo, để giải quyết các vấn đề trong khoa học vật liệu, với mục đích khai thác được những thông tin và tri thức ẩn từ những dữ liệu về vật liệu, từ đó có thể xây dựng được các thuật toán và phương pháp để thiết kế ra các vật liệu mới [7–15]. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã minh chứng hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp học máy vào khoa học vật liệu để tìm ra các thông tin ẩn trong các dữ liệu về vật liệu [10,16,17] ; giúp tính toán mặt thế năng (potential energy surface) một cách hiệu quả, cho phép các nhà nghiên cứu có thể mô phỏng nhiệt động lực học phân tử cho các hệ có kích thước lớn và phức tạp [8,14,15,18]; và giúp dự đoán nhanh các tính chất của vật liệu. Đặc biệt, các phương pháp này có thể hỗ trợ tăng tốc quá trình khám phá ra vật liệu mới. 181 Gần đây chúng tôi phát triển một phương pháp biểu diễn vật liệu dựa trên các thông tin về điện tử hoá trị và cấu trúc hình học địa phương dựa trên các phép phân tích voronoi của cấu trúc tinh thể 3 chiều của vật liệu [9,19]. Chúng tôi đặt tên phương pháp biểu diễn vật liệu này là OFM (orbital field matrix). Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp biểu diễn vật liệu này thể hiện sự hiệu quả trong việc dự đoán tính chất của vật liệu [9,19] và dự đoán vật liệu mới [20]. Trong công trình này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng mạng nơ-ron để nghiên cứu độ bền nhiệt động của vật liệu kim loại chuyển tiếp và kim loại đất hiếm. Các khảo sát của chúng tôi cho thấy việc sử dụng mạng nơ-ron và OFM cho phép chúng tôi xây dựng được các mô hình học máy (học sâu) để dự đoán độ bền nhiệt động của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học Hội nghị khoa học Vật lý và Khoa học vật liệu Độ bền nhiệt động Hợp chất kim loại chuyển tiếp Hợp chất kim loại đất hiếm Phương pháp học máyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Trích xuất danh mục khía cạnh sử dụng BERT với hàm mất mát cân bằng
9 trang 130 0 0 -
Áp dụng phương pháp học máy để phát hiện tấn công DDoS trong môi trường thực nghiệm mạng SDN
5 trang 98 0 0 -
Comparison of determining the 10B and 6Li depth profiles based on NDP and SIMS analytical methods
10 trang 43 0 0 -
Bài giảng Nhập môn Học máy và Khai phá dữ liệu - Chương 0: Giới thiệu môn học
12 trang 27 0 0 -
Năng lượng giải tích ở trạng thái cơ bản của exciton hai chiều trong từ trường đều
14 trang 26 0 0 -
Bộ dữ liệu dạng Netflow dùng trong phát hiện xâm nhập trái phép và ứng dụng
12 trang 26 0 0 -
Mô hình hệ thống khai thác dữ liệu phi cấu trúc hỗ trợ khách hàng ra quyết định mua hàng trực tuyến
6 trang 25 0 0 -
5 trang 24 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Hiệu quả của chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm bằng phương pháp học máy
201 trang 24 0 0 -
Giải đoán địa hình đáy ven biển bằng ảnh vệ tinh sử dụng học máy và điện toán đám mây
3 trang 23 0 0