Bài viết phần nào cho thấy được động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nói riêng và Trường ĐH Công nghệ TP. HCM nói chung. Đứng ở góc độ sinh viên để tìm ra những vướng mắc nhằm đề xuất, nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy, góp phần đánh thức động lực, sự thích thú, niềm đam mê học tập với mục tiêu xác định cho mỗi sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện Đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT – NHẬT, TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Thủy Tiên, Phùng Thị Ánh Nguyệt, Tống Mỹ Duyên Viện Đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt NamTÓM TẮTĐộng lực học tập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với chất lượng học tập, hiệu quả học tập củasinh viên. Trong đó các yếu tố bản thân sinh viên, giảng viên, điều kiện học tập, môi trường học tập, côngtác quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, gia đình… tác động tích cực đến động lực học tập của sinhviên. Thấy được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu động lực họctập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Phần nàocho thấy được động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nói riêng và TrườngĐH Công nghệ TP. HCM nói chung. Đứng ở góc độ sinh viên để tìm ra những vướng mắc nhằm đề xuất,nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy, góp phần đánh thức động lực, sự thích thú, niềm đammê học tập với mục tiêu xác định cho mỗi sinh viên.Từ khóa: Động lực, động lực học tập, sinh viên, giảng viên, phương pháp.1. GIỚI THIỆUTrong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới, đồng hành cùng một nền kinh tế công nghiệp 4.0đang phát triển là một nền kinh tế tri thức có tầm phát triển không kém. Với sự phát triển của cách mạngkhoa học và công nghệ, các quốc gia đang đối mặt với rất nhiều cơ hội và thách thức do toàn cầu hóamang lại. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một nguồn tài nguyên quý giá, quan trọngquyết định cho sự tồn tại của quốc gia đó trong quá trình hội nhập hóa cùng với thế giới. Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” càng chothấy sự cần thiết của việc giáo dục, đổi mới, cải cách quan trọng và cần thiết như thế nào. Những nghịquyết ra đời với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nền giáo dục tiên tiến trong khu vực vào năm 2030.Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là trường đầu tiên trên cả nước chuyển đổi sang hệthống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Chương trình Đào tạo chuẩn Nhật Bản là một chương trìnhđào tạo chất lượng cao đào tạo các cử nhân Đại học với chuyên môn vững vàng cùng tiếng Nhật để sinhviên tự tin bước vào công cuộc hội nhập của đất nước.Bài nghiên cứu này sẽ “Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật,Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học động lực học tập,từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp đối với viện Công nghệ Việt – Nhật nói riêng và trường ĐHCông nghệ Hutech nói chung.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Khái niệm động lựcĐộng lực là một quá trình nội tại, giúp thúc đẩy, định hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy &Alexander, 2000; Pintrich, 2003; Schunk, 2000; Stipek, 2002). Nói cách khác, động lực chính là yếu tố thôithúc con người hành động để thỏa mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếukhông có động lực. 3452.2 Khái niệm động lực học tậpĐộng lực học tập của người học, Bomia et al (1997) cho rằng đó là sự khao khát, mong muốn, hào hứng,cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập. Động lực học tập là nguyên nhân dẫnđến hành động của sinh viên (Mer-riam- Webster, 1997), là sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành có kết quảmột công việc nào đó (DuBrin, 2008).2.3 Vai trò của động lực học tậpĐộng lực học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với người học nói chung và sinh viên nói riêng. Khôngcó động lực học tập, sinh viên không có lòng khát khao hào hứng, mong muốn và cảm thấy có tráchnhiệm trong việc học. Họ sẽ lảng tránh việc học hoặc học một cách đối phó, hình thức và như vậy kiếnthức và kĩ năng thu được sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu có động lực học tập, sinh viên sẽ khát khao và hứngthú trong học tập, do đó kết quả thu được thường sẽ rất tích cực.Động lực là một vấn đề rất quan trọng trong giáo dục bậc cao bởi kết quả học tập có tầm quan trọng trongsuốt cuộc đời sự nghiệp sau này của người học. Biết được những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ học tậpcủa sinh viên và cái gì sẽ tạo thuận lợi trong việc học, cái gì đứng đằng sau quá trinh học của họ sẽ giúpnhững người làm giáo dục dự báo được kết quả học tập, có thể đưa ra những sự giúp đỡ đối với sinhviên (SV) trước khi điểm số của họ giảm (Kamauru, 2000).3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp tiếp cận: xác định mục tiêu nghiên cứu, đưa ra các yếu tố nghiên cứu sơ bộ, thực hiệnnghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của sinh viên đang học tại chươngtrình c ...