Danh mục

Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo" nhằm đánh giá giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo dựa vào các mô hình kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo SẢN KHOA - SƠ SINHNghiên cứu giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm dựa vào mô hình kết hợp ở phụnữ mang thai sinh đường âm đạoLý Thị Hương1*, Hồ Trần Tuấn Hùng2, Nguyễn Vũ Quốc Huy21 Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh2 Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huếdoi: 10.46755/vjog.2024.1.1679Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lý Thị Hương; email: huongnanghuong0123@gmail.comNhận bài (received): 17/2/2024 - Chấp nhận đăng (accepted): 10/5/2024Tóm tắtMục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo dựa vào các môhình kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 1.655 sản phụ (trong tổng số 9.706 sản phụ) đếnsinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2022, thoả mãn tiêu chuẩn chọnbệnh: 1) Sản phụ mang thai có tuổi thai từ 22 tuần 0 ngày trở lên tính theo kinh cuối cùng hoặc dự kiến sinh theo siêu âm,theo dõi nội trú; 2) Chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ và kết thúc bằng sinh đường âm đạo gồm sinh thườnghoặc sinh thủ thuật. Thu thập các yếu tố tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá và sắp xếp sản phụ vào phân tầngnguy cơ theo ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG với 2 khoảng thời gian: 1) T1 là từ khi nhập viện theo dõi sinh vàcho đến kết thúc sổ thai (giai đoạn hai của chuyển dạ); 2) T2 là từ khi sau sổ thai và tính đến 1 giờ sau sinh. Số liệu đượcnhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0Kết quả: Đa số sản phụ trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi. Sản phụ sinh con so, đơn thai, chuyển dạ tựnhiên và sinh thường với tuổi thai từ 38 - 42 tuần chiếm đa số. Cân nặng trung bình của trẻ sau sinh là 3118,1 ± 434,6gram. Băng huyết sau sinh sớm chiếm tỷ lệ 2,8%. Phân tầng nguy cơ băng huyết sau sinh: 1) Tại thời điểm T1, theo các bộcông cụ CMQCC, AWHONN và ACOG: Phần lớn các sản phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp, lần lượt là 93,0%, 90,1% và 93,6%;2) Tại thời điểm T2, theo bộ công cụ CMQCC và ACOG: Nhóm nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (87,6% và 88,1%), theo bộcông cụ AWHONN: Nhóm nguy cơ trung bình có tỷ lệ cao nhất (78,6%). Bộ 3 công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều chokết quả giá trị tiên đoán âm tính cao (trên 97,0% ở T1 và trên 99,5% ở T2) và khả năng cần truyền máu sau sinh (trên 91%ở T1 và 80% ở T2).Kết luận: Cả ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao ở hai thời điểm trướcvà sau sinh, giúp loại trừ phần lớn trường hợp ít có khả năng băng huyết sau sinh sớm và khả năng cần truyền máu sausinh để tập trung nguồn lực theo dõi nhóm các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao hơn.Từ khoá: băng huyết sau sinh sớm, đánh giá nguy cơ, giá trị tiên lượng, mô hình kết hợp.Prognostic value of combined models for early postpartum hemorrhage after vaginaldeliveryLy Thi Huong1*, Ho Tran Tuan Hung2, Nguyen Vu Quoc Huy21 Department of Gynecology and Obstetrics, General Hospital of Vinh city2 Department of Gynecology and Obstetrics, University of Medicine and Pharmacy, Hue UniversityAbstractObjectives: Assess the prognostic value of early postpartum hemorrhage after vaginal delivery based on the combinedmodels of CMQCC, AWHONN and ACOG.Materials and methods: This was a retrospective cohort study on 1655 pregnant women (out of a total of 9706 pregnantwomen) giving birth at the Department of Obstetrics and Gynecology, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospitalfrom May 2020 to June 2022, has met the inclusion criteria: 1) Pregnant women with a gestational age of 22 weeks 0days or more based on last menstrual period or expected to give birth according to ultrasound, and inpatient follow-up; 2)Spontaneous labor or induction of labor followed by vaginal birth including vaginal birth or surgical birth. Historical, clinicaland subclinical factors were collected and evaluated. Pregnant women are classified into risk stratification according tothree models CMQCC, AWHONN and ACOG with 2 assessment time points: 1) T1 is from the time of admission to thehospital for birth monitoring and until the end of labor (second stage of labor); 2) T2 is from the time of birth and up to 1hour after birth. Data were entered using Epidata 3.0 software and analyzed using SPSS 20.0 software. Lý Thị Hương và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(1): 33-44. doi: 10.46755/vjog.2024.1.1679 33 Results: The majority of pregnant women in the study were from 20 to 34 years old, had a singleton pregnancy, had natural labor and gave birth normally with a gestational age of 38 - 42 weeks. The average birth weight was 3118.1 ± 434.6 grams. Early postpartum hemorrhage accounts for 2.8%. Risk stratification of postpartum hemorrhage: 1) At time T1, according to the CMQCC, AWHONN and ACOG models: The majority of pregnant women were in the low risk group, 93.0%, 90.1% and 93.6% respectively; 2) At time T2, according to the CMQCC and ACOG models: Low risk group accounts for the highest proportion (87.6% and 88.1%), according to AWHONN tool: Medium risk group has the highest proportion highest (78.6%). The 3 tools CMQCC, AWHONN and ACOG all showed high negative predictive value (> 97.0% at T1 and > 99.5% at T2) and the possibility of needing postpartum blood transfusion (> 91% at T1 and 80% in T2). Conclusions: All three models CMQCC, AWHONN and ACOG showed high negative predictive value at both prenatal and postpartum time points. This helps to rule out the majority of cases that are less likely to cause early postpartum hemorrhage and the possibility of needing a blood transfusion after giving birth to focus resources on monitoring groups of pregnant women with higher risk f ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: