Danh mục

Nghiên cứu hiệu chỉnh mô hình đánh giá khả năng chịu tải công trình cầu dựa vào số liệu đo đạc thực nghiệm trên mô hình toàn cầu

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 18.67 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày phương pháp hiệu chỉnh mô hình phân tích kết cấu cầu thông qua các thông số độ cứng của hệ dầm mặt cầu, dựa vào các kết quả đo đạc phản ứng động của cầu dưới tác dụng của hoạt tải thử nghiệm trên mô hình toàn cầu (full scale model). Mô hình kết cấu cầu sau khi hiệu chỉnh sẽ phù hợp với ứng xử thực tế của công trình cầu và được dùng để đánh giá khả năng chịu tải thông qua thông số RF (rating factor).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu chỉnh mô hình đánh giá khả năng chịu tải công trình cầu dựa vào số liệu đo đạc thực nghiệm trên mô hình toàn cầu Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, ĐHXDHN, 2021, 15 (7V): 36–48 NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CÔNG TRÌNH CẦU DỰA VÀO SỐ LIỆU ĐO ĐẠC THỰC NGHIỆM TRÊN MÔ HÌNH TOÀN CẦU Nguyễn Duy Thảoa,∗, Võ Duy Hùnga a Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam Nhận ngày 13/10/2021, Sửa xong 15/11/2021, Chấp nhận đăng 17/11/2021 Tóm tắt Tuổi thọ và khả năng khai thác hoạt tải của công trình cầu trên thực tế có sự sai khác nhất định so với kết quả tính toán thiết kế. Do vậy, công tác đánh giá khả năng chịu tải thực tế công trình cầu đóng vai trò quan trọng đối với công trình cầu mới xây dựng xong và đặc biệt quan trọng đối với các công trình cầu cũ đã qua quá trình khai thác, sử dụng lâu dài. Bài báo trình bày phương pháp hiệu chỉnh mô hình phân tích kết cấu cầu thông qua các thông số độ cứng của hệ dầm mặt cầu, dựa vào các kết quả đo đạc phản ứng động của cầu dưới tác dụng của hoạt tải thử nghiệm trên mô hình toàn cầu (full scale model). Mô hình kết cấu cầu sau khi hiệu chỉnh sẽ phù hợp với ứng xử thực tế của công trình cầu và được dùng để đánh giá khả năng chịu tải thông qua thông số RF (rating factor). Từ khoá: khả năng chịu tải công trình cầu; hiệu chỉnh mô hình; ứng suất-biến dạng; chuyển vị; kết cấu cầu. AN INVESTIGATION ON CALIBRATION FOR BRIDGE LOAD RATING MODEL BASED ON EXPERI- MENTAL DATA OF FULL-SCALE MODEL Abstract The service life and the ability to exploit the live load bridge on the site have a certain difference compared with design calculation results. Therefore, the assessment of the actual load capacity of the bridge plays an impor- tant role for the newly built bridge, also it is particularly important for the old bridges that have undergone the process of exploitation or long-term operation. This paper presents a method to calibrate the structural analysis model of bridge through stiffness parameters of the deck-girder system, based on dynamic response measure- ment results of the bridge under the effect of experimental live load on the bridge field. After calibration, the bridge structure model will be suitable for the actual behavior of the bridge, and it can be used to evaluate the load capacity through RF (rating factor) parameter. Keywords: bridge load capacity; calibration model; stress-strain; displacement; bridge structure. https://doi.org/10.31814/stce.huce(nuce)2021-15(7V)-04 © 2021 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN) 1. Giới thiệu Đối với công trình cầu đã trải qua thời gian khai thác sử dụng, cần thiết phải đánh giá lại khả năng chịu tải thực tế nhằm đánh giá mức độ an toàn và hạn chế các nguy cơ rủi ro cho các phương tiện giao thông lưu thông qua cầu, đồng thời đảm bảo bài toán kinh tế trong công tác đánh giá kiểm định công trình cầu. Khả năng chịu tải thực tế của công trình cầu thường lớn hơn so với kết quả tính toán ∗ Tác giả đại diện. Địa chỉ e-mail: ndthao@dut.udn.vn (Thảo, N. D.) 36 Thảo, N. D., Hùng, V. D. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng lý thuyết do một số nguyên nhân sau: cường độ của vật liệu kết cấu công trình thi công thực tế thường cao hơn so với giá trị giả thuyết tính toán lý thuyết, các giả thuyết quy đổi trong tính toán lý thuyết nhằm đơn giản hóa quá trình thiết kế như xem độ cứng của gối cầu là gối cứng tuyệt đối, quy đổi sơ đồ làm việc không gian của kết cầu về sơ đồ tính dạng hệ phẳng thông qua hệ số phân bố ngang. . . Tập hợp tất cả các yếu tố đó sẽ dẫn đến kết quả là tồn tại một khoảng cách nhất định khi xác định khả năng chịu tải công trình cầu theo lý thuyết so với khả năng chịu tải thực tế của công trình cầu. Ở nước ta hiện nay, công tác tính toán và thiết kế cầu thường áp dụng các tiêu chuẩn [1] đối với cầu đường sắt, [2, 3] đối với cầu trên đường ô tô, trong đó: tiêu chuẩn thiết kế [1] dựa theo các trạng thái giới hạn theo quy trình của Liên Xô cũ; các tiêu chuẩn thiết kế [2, 3] dựa trên triết lý thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng AASHTO-LRFD [4–6]. Tuy nhiên, trong công tác đánh giá khả năng chịu tải công trình cầu trên đường ô tô vẫn áp dụng tiêu chuẩn [7, 8] theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ. Nội dung chính của [7, 8] khi đánh giá khả năng chịu tải kết cấu cầu dựa vào các đáp ứng của kết cấu cầu dưới tác dụng của hoạt tải thử nghiệm tác dụng tĩnh và tác dụng động lên kết cấu cầu. Với tải trọng tác dụng tĩnh lên kết cấu cầu, quy định hoạt tải thử nghiệm đặt tĩnh lên kết cấu phải gây tạo tối thiểu 80% nội lực thiết kế tiêu chuẩn. Ưu điểm của giải pháp đo tĩnh cho phép xác định khá chính xác ứng xử của cầu dưới tác dụng tĩnh của tải trọng thí nghiệm nhưng có giá thành lớn, đặc biệt đối với kết cấu công trình cầu có khả năng chịu tải lớn và có quy lớn về chiều dài nhịp và số làn xe, do phải chất tải tĩnh trên tất cả các làn xe và gần như toàn bộ chiều dài kết cấu nhịp để gây tạo 80% nội lực thiết kế theo quy định của [7, 8]. Do vậy, ý tưởng chỉ đo đạc các kết quả ứng xử của kết cấu cầu dưới tác dụng của một xe hoạt tải thí nghiệm di động trên cầu để đánh giá khả năng chịu tải công trình cầu nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian đo đạc tại hiện trường được đề xuất bởi [9, 10] và được áp dụng trên nhiều công trình cầu tại Hoa Kỳ [11–13]; trong đó các phản ứng động của kết cầu như biến dạng-ứng suất hoặc chuyển vị dưới tác dụng dụng động của hoạt tải thử nghiệm sẽ được đo đạc tại hiện trường và sử dụng để hiệu chỉnh lại mô hình phân tích lý thuyết thông qua việc điều chỉnh các điều kiện biên, độ cứng của hệ liên kết ngang cũng như sự phân phối tải trọng tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: