Danh mục

Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì việc xác định nguyên nhân, vị trí cũng như việc can thiệp điều trị chảy máu mũi đã có bước tiến lớn so với trước đây. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU MŨI NGUYỄN TRỌNG TÀI - Đại học Y Vinh TÓM TẮT Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì việc xác định nguyên nhân, vị trí cũng như việc can thiệp điều trị chảy máu mũi đã có bước tiến lớn so với trước đây. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bệnh nhân chảy máu mũi được sử dụng một trong các biện pháp cầm máu. Kết quả: Chảy máu mũi nhẹ và vừa chủ yếu là nhét meche mũi trước (100% các trường hợp). Chảy máu mũi nặng, hoặc dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần khó cầm thì được đặt meche mũi sau hoặc sử dụng các phương pháp hiện đại: Laser, đông điện, đặc biệt là kỹ thuật gây tắc mạch chọn lọc cầm máu (12,86%). 100% bệnh nhân đều được cầm máu tốt. SUMMARY Nose bleeding is a common emergency in ENT specialist. Today, with the strong development of science and technology, the determination of the cause, location, as well as interventions for bleeding nose was big step forward compared to the past. In English no adequate studies on this system. Subjects and Methods: cross-sectional descriptive study on 132 patients with bleeding nose used a hemostatic measures. Results: nosebleed mild and moderate mainly stuffed meche nose (100% of cases). Severe nasal bleeding, or persistent, recurring several times hard to handle, are stuffed nose meche after or using modern methods: Laser, electricity, particularly is causing selective embolization technique hemostasis (12.86%). 100% of patients are good hemostasis. ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu mũi (CMM) là một cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng cần được xử lý ngay để tránh mất máu, choáng, đe doạ tính mạng. CMM bao gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ mũi ra ngoài qua cửa mũi trước hoặc qua cửa mũi sau xuống họng. CMM khá thường gặp chiếm vị trí cao nhất về tần số trong chảy máu đường hô hấp trên. Trên thế giới vấn đề CMM đã được đề cập từ rất sớm không chỉ trong y học mà nó còn để lại dấu ấn cả trong các tác phẩm nghệ thuật cách đây 2500 năm. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt từ khi có máy nội soi ra đời, kỹ thuật điều trị bằng đông điện, laser, kỹ thuật chụp mạch can thiệp…thì việc xác định nguyên nhân, vị trí CMM cũng như việc can thiệp điều trị CMM đã có bước tiến lớn so với trước đây. Ở Việt Nam từ xưa tới nay CMM cũng đã được đề cập nhiều nhưng vẫn chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong cấp cứu, điều trị chảy máu mũi”. 150 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Gồm tổng số 132 bệnh nhân được chẩn đoán là CMM và đã được sử dụng một trong các biện pháp cầm máu để cấp cứu điều trị chảy máu mũi. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, ghi nhận xét kết quả của việc sử dụng các phương pháp cầm chảy máu trong cấp cứu, điều trị chảy máu mũi. 3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu nghiên cưú được xử lý theo thuật toán thống kê y học của chương trình Stata trên máy vi tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung 1.1. Tuổi Bảng 1: Số bệnh nhân theo tuổi Tuổi Số trường hợp Tỷ lệ % < 15 tuổi 2 1,5% 15 -19 tuổi 11 8,3% 20 – 29 tuổi 34 25,8% 30 – 39 tuổi 20 15,1% 40 – 49 tuổi 22 16,6% 50 – 59 tuổi 20 15,1% > 60 tuổi 23 17,4% Cộng 132 100% Chủ yếu gặp CMM ở lứa tuổi từ 20 đến 59 tuổi có 96 bệnh nhân chiếm 72,60%. 1.2. Giới Bảng 2: Tỷ lệ phân bố theo giới tính. Số trường Giới Tỷ lệ % P hợp Nam 114 86,36% < 0,01 Nữ 18 13,64% Cộng 132 100% Số bệnh nam 114 trường hợp chiếm tỷ lệ 86,36; nữ 18 trường hợp chiếm tỷ lệ 13,64. Tỷ số nam/nữ là 7/1 2. Điều trị 2.1. Tình huống bệnh nhân vào viện Bảng 3. Tình huống bệnh nhân vào viện Số trường Tình huống vào viện Tỷ lệ % P hợp Vào thẳng bệnh viện 43 32,58% Tuyến dưới chuyển đến 89 67,42% ...

Tài liệu được xem nhiều: