Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu tham khảo "Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam" có nội dung gồm các phần sau, trình bày về: đánh giá hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam; bối cảnh quốc tế, trong nước, quan điểm và định hướng thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài; giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 của giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các dự án FDI ở Việt Nam
Những năm gần đây, vốn FDI đã đổ mạnh vào Việt Nam sau
nhiều nỗ lực về cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt
Nam, cũng như việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do
(FTA) thế hệ mới, trong đó có FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA
Việt Nam - EU (EVFTA),… Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, phát triển FDI qua các năm tăng, nhưng có sự biến động mạnh
trong giai đoạn 2010 - 2014 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn
cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các
chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp
nhiều khó khăn,... Từ năm 2015, số lượng dự án FDI và tổng số
vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện, năm 2019 đạt 38,95 tỷ USD
vốn đăng ký, tăng 7,1% so với năm 2018; đạt 20,38 tỷ USD vốn
thực hiện, tăng 6,7%; trở thành một điểm sáng về thu hút FDI
trong khu vực với các dự án từ 125 quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới.
104
Bảng 3: FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2019
Tổng số Số dự án Tổng vốn
Tổng vốn vốn thực lũy kế đăng ký lũy
Năm Số dự án đăng ký hiện 1988 - 2019 kế còn
(Triệu (Triệu còn hoạt hoạt động
USD) USD) động (Triệu USD)
2005 970 6.840 3.301 7.279 66.244
2006 987 12.005 4.100 8.266 78.248
2007 1.544 21.349 8.034 9.810 99.596
2008 1.171 71.727 11.500 10.981 163.607
2009 1.208 23.108 10.001 12.575 194.430
2010 1.237 19.887 11.000 12.463 194.572
2011 1.186 15.598 11.000 13.440 199.079
2012 1.287 16.348 10.047 14.522 210.522
2013 1.530 22.352 11.500 15.932 234.121
2014 1.843 21.922 12.500 17.768 252.716
2015 2.120 24.115 14.500 20.069 281.883
2016 2.613 26.891 15.800 22.594 293.700
2017 2.741 37.101 17.500 24.803 319.613
2018 3.147 36.369 19.100 27.454 340.850
2019 4.028 38.952 20.380 30.943 363.310
Tổng 33.921 454.019 211.473
Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2019
Tính lũy kế nguồn vốn đến hết 2019, dòng vốn FDI cả nước
vào Việt Nam đạt 454,02 tỷ USD tổng vốn ĐTNN đăng ký, vốn
thực hiện đạt 211,47 tỷ USD với tổng số lũy kế 33.921 dự án FDI
105
thành lập; chiếm khoảng 23% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội;
và tạo ra khoảng 20% GDP Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2020).
Tính riêng năm 2019, vốn FDI cả nước thu hút đạt 38,95 tỷ USD
vốn đăng ký, tăng 7,1%; và 20,38 tỷ USD vốn thực hiện tăng 6,7%
so với năm 2018. Các dự án FDI đang hoạt động đến hết năm 2019,
có 30.943 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 363.310 triệu USD.
Theo địa bàn, các dự án FDI được triển khai thực hiện tại 62
tỉnh thành; trong đó 4 địa phương dẫn đầu luôn là TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai. Tính lũy kế giai đoạn
1988 - 2019 đối với các dự án còn hoạt động, TP. Hồ Chí Minh là
điểm đầu tư ưu chuộng nhất của nhà ĐTNN với 9.202 dự án FDI,
vốn đăng ký đạt 47,38 tỷ USD, chiếm 13,04%; tiếp theo là Hà Nội
34,34 tỷ USD, chiếm 9,45%; Bình Dương đạt 34,34 tỷ USD, chiếm
9,45%; Đồng Nai đạt 31,23 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng nguồn vốn
FDI lũy kể cả nước.
Bảng 4: Dự án FDI đang hoạt động tại Việt Nam theo địa phương
Số dự án Vốn đăng
Xếp Địa phương lũy kế ký lũy kế Xếp Số dự án Vốn đăng ký
hạng 1988 - 1988 - 2019 hạng đăng ký 2019 (triệu
2019 (triệu USD) 2019 2019 USD)
1 TP. Hồ Chí Minh 9.202 47.379,1 2 1.365 8.338,2
2 Hà Nội 5.970 34.343,7 1 919 8.669,7
3 Bình Dương 3.778 34.341,6 3 253 3.508,6
4 Đồng Nai 1.662 31.233,1 4 124 2.178,8
5 Bà Rịa - Vũng Tàu 466 31.025,9 9 49 1.085,4
6 Bắc Ninh 1.518 18.962,2 5 254 1.695,2
7 Hải Phòng 779 18.748,6 6 88 1.374,0
8 Thanh Hóa 143 14.191,2 19 26 350,4
9 Hà Tĩnh 77 11.729,0 44 7 32,6
10 Thái Nguyên 158 8.279,6 13 20 616,0
11 Hải Dương 452 8.178,0 12 71 691,4
Khác 6.738 104.897,7 852 10.411,4
Tổng 30.943 363.309,7 4.028 38.951,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2019
106
Tính riêng năm 2019, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn
ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 8,67 tỷ USD, chiếm 22,26%
tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư tại Hà Nội chủ yếu là theo phương
thức góp vốn, mua cổ phần, chiếm tới 76,6% tổng vốn đầu tư đăng
ký của Hà Nội. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng
ký gần 8,34 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư. Cũng giống
như Hà Nội, đầu tư của TP Hồ Chí Minh theo phương thức góp
vốn, mua cổ phần chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 67,5% tổng vốn đầu
tư đăng ký của Thành phố và chiếm 58,1% tổng số lượt góp vốn,
mua cổ phần của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Đồng
Nai, Bắc Ninh,...
Theo lĩnh vực đầu tư, lũy kế các dự án còn hoạt động đến hết
2019, c ...