Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1
Số trang: 103
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.85 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 1 của tài liệu tham khảo "Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam" có nội dung gồm 2 phần đầu, trình bày về: thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; mô hình đánh giá hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 của giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt SÁCH THAM KHẢO HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA 1 CSHT Cơ sở hạ tầng 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CPH Cổ phần hóa 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 ĐT Đầu tư 8 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 9 ĐP Địa phương 10 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 IT Công nghệ thông tin 12 KCN Khu công nghiệp 13 KCNC Khu công nghệ cao 14 KKT Khu kinh tế 15 KT-XH Kinh tế - xã hội 16 PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 17 UBND Ủy ban nhân dân 18 R&D Nghiên cứu và phát triển 2 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. FDI tăng cường đáng kể nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, cung cấp các trang thiết bị, công nghệ mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2019, FDI đã cung cấp một lượng vốn trung bình lên tới 313.543 tỷ đồng/năm và giải quyết nhu cầu việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động mỗi năm, và đóng góp khoảng 70% trong tổng xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng của FDI là 3% sẽ kéo theo GDP tăng trưởng 1%, còn trong khu vực Đông Nam Á, FDI đóng góp 17% vào tăng trưởng kinh tế của một số nước trong khu vực (Ameen và Khalid, 2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra đối với các nước chủ nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn với các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế biến - chế tạo, dịch vụ, các ngành công nghiệp được bảo hộ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản (Chakraborty và Nunnenkamp, 2008; Hitam và Borhan, 2012; Alvarado và các cộng sự, 2017). Đây là cơ cấu đầu tư bất hợp lý bởi các ngành khai thác tài nguyên là các ngành không có sức lan tỏa, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển; đặc biệt các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận nước ngoài hưởng còn hậu quả thì nước nhận FDI gánh chịu. Thách thức chủ yếu đối với các quốc gia 3 đang phát triển này là phải tìm được giải pháp thu hút có chọn lọc FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầm của các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên những xung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hiệu quả của dự án FDI cần quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế, của địa phương theo cả 3 tiêu chí: Lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường (Narula, 2012; Ridzuan và các cộng sự, 2017; Melane-Lavado và các cộng sự, 2018). Lợi ích kinh tế là khi nguồn vốn FDI một khi được tiến hành đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư khi tiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch. Lợi ích xã hội đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm các mục tiêu: tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe,… Cuối cùng dự án FDI cần đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi. Việt Nam trong giai đoạn vừa qua được biết đến như một điểm sáng về thu hút FDI trong khu vực với các dự án từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư lũy kế đến hết 2019 đạt 454 tỷ USD với 33.921 dự án (Tổng cục Thống kê, 2020). FDI không chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả công nghệ tiên tiến, năng lực 4 quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm các ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Đào Thị Bích Thủy, 2012; Nguyễn Minh Tiến, 2014). Đến cuối năm 2019, khu vực FDI đã đóng góp 20,3% GDP của Việt Nam so với 10% năm 2000; nguồn vốn này cũng đóng góp 22,93% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra hàng triệu việc làm, tương đương với 8,6% lực lượng lao động trong nước. Riêng năm 2019, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2018, với 20,38 tỷ USD vốn giải ngân được, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập, hệ lụy mà khu vực FDI để lại cho Việt Nam cũng đáng lo ngại, nổi cộm là tình trạng ô nhiễm môi trường (Trần Thị Tuyết Lan, 2014). Đỉnh điểm là thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016 do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) gây ra. Hay như trường hợp Công ty Tung Kuang (Hải Dương) xả thải ra sông Ghẽ, Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam xả thải sản phẩm nhuộm trực tiếp vào hồ Đá Đen - nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1 triệu người dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Huyndai - Vinashin xả thải ra vịnh Vân Phong,… Hầu hết các dự án FDI vào các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) ở các địa phươ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt SÁCH THAM KHẢO HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA 1 CSHT Cơ sở hạ tầng 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CPH Cổ phần hóa 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 ĐT Đầu tư 8 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 9 ĐP Địa phương 10 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 IT Công nghệ thông tin 12 KCN Khu công nghiệp 13 KCNC Khu công nghệ cao 14 KKT Khu kinh tế 15 KT-XH Kinh tế - xã hội 16 PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 17 UBND Ủy ban nhân dân 18 R&D Nghiên cứu và phát triển 2 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. FDI tăng cường đáng kể nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, cung cấp các trang thiết bị, công nghệ mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2019, FDI đã cung cấp một lượng vốn trung bình lên tới 313.543 tỷ đồng/năm và giải quyết nhu cầu việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động mỗi năm, và đóng góp khoảng 70% trong tổng xuất khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng của FDI là 3% sẽ kéo theo GDP tăng trưởng 1%, còn trong khu vực Đông Nam Á, FDI đóng góp 17% vào tăng trưởng kinh tế của một số nước trong khu vực (Ameen và Khalid, 2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra đối với các nước chủ nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn với các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế biến - chế tạo, dịch vụ, các ngành công nghiệp được bảo hộ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản (Chakraborty và Nunnenkamp, 2008; Hitam và Borhan, 2012; Alvarado và các cộng sự, 2017). Đây là cơ cấu đầu tư bất hợp lý bởi các ngành khai thác tài nguyên là các ngành không có sức lan tỏa, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển; đặc biệt các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận nước ngoài hưởng còn hậu quả thì nước nhận FDI gánh chịu. Thách thức chủ yếu đối với các quốc gia 3 đang phát triển này là phải tìm được giải pháp thu hút có chọn lọc FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầm của các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên những xung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hiệu quả của dự án FDI cần quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế, của địa phương theo cả 3 tiêu chí: Lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường (Narula, 2012; Ridzuan và các cộng sự, 2017; Melane-Lavado và các cộng sự, 2018). Lợi ích kinh tế là khi nguồn vốn FDI một khi được tiến hành đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư khi tiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch. Lợi ích xã hội đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm các mục tiêu: tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe,… Cuối cùng dự án FDI cần đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi. Việt Nam trong giai đoạn vừa qua được biết đến như một điểm sáng về thu hút FDI trong khu vực với các dự án từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư lũy kế đến hết 2019 đạt 454 tỷ USD với 33.921 dự án (Tổng cục Thống kê, 2020). FDI không chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả công nghệ tiên tiến, năng lực 4 quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm các ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Đào Thị Bích Thủy, 2012; Nguyễn Minh Tiến, 2014). Đến cuối năm 2019, khu vực FDI đã đóng góp 20,3% GDP của Việt Nam so với 10% năm 2000; nguồn vốn này cũng đóng góp 22,93% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra hàng triệu việc làm, tương đương với 8,6% lực lượng lao động trong nước. Riêng năm 2019, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2018, với 20,38 tỷ USD vốn giải ngân được, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh những đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập, hệ lụy mà khu vực FDI để lại cho Việt Nam cũng đáng lo ngại, nổi cộm là tình trạng ô nhiễm môi trường (Trần Thị Tuyết Lan, 2014). Đỉnh điểm là thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016 do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) gây ra. Hay như trường hợp Công ty Tung Kuang (Hải Dương) xả thải ra sông Ghẽ, Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam xả thải sản phẩm nhuộm trực tiếp vào hồ Đá Đen - nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1 triệu người dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Huyndai - Vinashin xả thải ra vịnh Vân Phong,… Hầu hết các dự án FDI vào các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) ở các địa phươ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu quả dự án FDI Định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Chỉ số đo lường hiệu quả của dự án FDI Lý thuyết chi phí giao dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
94 trang 16 0 0
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 trang 16 0 0 -
Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2
146 trang 15 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp ngành Tài chính Quốc tế: Tăng cường thu hút FDI vào ngành Logistics của Việt Nam
104 trang 12 0 0 -
135 trang 11 0 0
-
Pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề cơ bản: Phần 1
54 trang 11 0 0 -
Mối quan hệ giữa khoảng cách văn hóa và xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 6 0 0