Nghiên cứu hoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại Gia Lai
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 251.62 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rau dền cơm là loại thực vật phổ biến ở Gia Lai, có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nghiên cứu trình bày kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại tỉnh Gia Lai. Đánh giá giá hoạt tính kháng tế bào ung thư (IC50) cho kết quả tốt lần lượt với cao chiết EtOAc và n-hexan là 8,0 µg/ml và 11,2 µg/ml ( 20 μg/ml, NCI).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại Gia LaiKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000196 NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA RAU DỀN CƠM (AMARANTHUS LIVIDUS L.) THU HÁI TẠI GIA LAI Phạm Thiết Quốc1, Nguyễn Trung Hiếu1, Phan Thị Thu Sương1, Đoàn Thị Quỳnh Trâm2, Nguyễn Minh Kỳ2* 1 Trường THPT Hà Huy Tập, Gia Lai 2 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, e-mail: nmky@hcmuaf.edu.vnTÓM TẮT Rau dền cơm là loại thực vật phổ biến ở Gia Lai, có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóavà kháng khuẩn. Nghiên cứu trình bày kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của rau dền cơm(Amaranthus lividus L.) thu hái tại tỉnh Gia Lai. Đánh giá giá hoạt tính kháng tế bào ung thư (IC50)cho kết quả tốt lần lượt với cao chiết EtOAc và n-hexan là 8,0 µg/ml và 11,2 µg/ml ( 20 μg/ml,NCI). Kết quả so sánh cho thấy, cao chiết EtOAc từ dền cơm có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn sovới cao chiết MeOH. Tuy nhiên, cao chiết từ Amaranthus lividus L. chưa có khả năng kháng oxyhóa tại nồng độ khảo sát thấp. Từ khóa: Rau dền cơm, chống ung thư, Gia Lai, hoạt tính sinh học.1. MỞ ĐẦU Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tình trạng mắc bệnh ung thư ngày càng diễn biếnphức tạp. Các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm các nguồn dược phẩm nguồn gốc thực vật có khảnăng đẩy lùi chứng bệnh ung thư. Trong khi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên phong phúvề thực vật, có nhiều loài được sử dụng trong y học cổ truyền [1,2]. Rau dền là tên gọi chung cácloài chi Dền, mọc hoang dại nhiều và dễ tìm kiếm. Amaranthus viridis L. được thấy ở nhiều vùngkhí hậu khác nhau, từ đồng bằng tới vùng núi ở độ cao 1.000 m. Hơn nữa, các hợp chất có hoạt tínhsinh học được tìm thấy từ thiên nhiên có thể dùng trực tiếp trong y học [2]. Amaranthus viridis L.còn được sử dụng điều trị táo bón, viêm nhiễm, các bệnh mụn nhọt ở da, thiếu máu [3]. Đây là loạirau phổ biến ở nhiều tỉnh thành cả nước, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và sử dụngcả rễ, thân, lá. Các nghiên cứu về sinh học và dược lý hiện đại cho thấy rễ, thân, lá cây rau dền cóchứa các vitamin, các hợp chất steroids, saponin, flavonoids, lipid [4]. Do đó, đề tài “Nghiên cứuhoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại Gia Lai” rất có ý nghĩa thựctiễn. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát và so sánh hoạt tính sinh học (kháng tế bào ung thư gan,kháng khuẩn và kháng oxy hóa) trong các loại cao chiết MeOH, n - hexan, EtOAc từ rau dền rơm.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Vật liệu: Nguyên liệu Amaranthus lividus L. được thu thập ở địa bàn thị trấn Kông Chro,huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Nguyên liệu được tuyển chọn với những cây khỏe, sạch, không bịsâu bọ. Nguyên liệu sau khi thu hái, rửa sạch cẩn thận để quá trình chiết tách đạt hiệu quả cao, đồngthời loại bỏ những cây bị hư trước khi phơi khô và thái nghiền nhỏ. * Phương pháp chiết xuất và tạo cao chiết: Amaranthus lividus L. được thu hái, rửa sạch,phơi khô, thái nhỏ để tạo mẫu nguyên liệu khô. Mẫu khô (3kg) được nghiền nhỏ, sau đó được ngâmchiết với dung môi MeOH. Quá trình chiết được thực hiện 3 lần, thời gian 24h/lần. Dịch chiết của 3lần chiết được gom lại và tiến hành cất loại dung môi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ ≤450C, thu đượccao chiết. Cao chiết tổng được pha loãng bằng nước cất sau đó chiết phân bố lần lượt với các dungmôi n-hexan và EtOAc. Cất loại hết dung môi từ các dịch thu được 3 cao chiết: MeOH, n-hexan vàEtOAc [5]. * Phương pháp thử hoạt tính sinh học: Thử kháng độc tế bào bằng phương pháp thử độ độctế bào in vitro nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bàoung thư ở điều kiện in vitro. Thí nghiệm hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn được kiểm định theophương pháp khuếch tán trong bản thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ để xác định IC50. 527Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”Nguyên tắc thử hoạt tính kháng oxy hóa sử dụng 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Những thínghiệm về thử hoạt tính sinh học được thực hiện tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học vàCông nghệ Việt Nam.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nhìn chung, cây rau dền có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và kháng khuẩn [6]. Dịchchiết rau dền thể hiện chức năng ức chế enzym α-amylase, tác dụng chống viêm tốt, có khả năngbảo vệ gan cũng như chống oxy hóa [7]. Nghiên cứu tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào ung thưgan đối với từng cao chiết với những nồng độ khác nhau thu được kết quả ở Bảng 1. Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan Phần trăm ức chế dòn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại Gia LaiKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000196 NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA RAU DỀN CƠM (AMARANTHUS LIVIDUS L.) THU HÁI TẠI GIA LAI Phạm Thiết Quốc1, Nguyễn Trung Hiếu1, Phan Thị Thu Sương1, Đoàn Thị Quỳnh Trâm2, Nguyễn Minh Kỳ2* 1 Trường THPT Hà Huy Tập, Gia Lai 2 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, e-mail: nmky@hcmuaf.edu.vnTÓM TẮT Rau dền cơm là loại thực vật phổ biến ở Gia Lai, có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóavà kháng khuẩn. Nghiên cứu trình bày kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của rau dền cơm(Amaranthus lividus L.) thu hái tại tỉnh Gia Lai. Đánh giá giá hoạt tính kháng tế bào ung thư (IC50)cho kết quả tốt lần lượt với cao chiết EtOAc và n-hexan là 8,0 µg/ml và 11,2 µg/ml ( 20 μg/ml,NCI). Kết quả so sánh cho thấy, cao chiết EtOAc từ dền cơm có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn sovới cao chiết MeOH. Tuy nhiên, cao chiết từ Amaranthus lividus L. chưa có khả năng kháng oxyhóa tại nồng độ khảo sát thấp. Từ khóa: Rau dền cơm, chống ung thư, Gia Lai, hoạt tính sinh học.1. MỞ ĐẦU Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tình trạng mắc bệnh ung thư ngày càng diễn biếnphức tạp. Các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm các nguồn dược phẩm nguồn gốc thực vật có khảnăng đẩy lùi chứng bệnh ung thư. Trong khi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên phong phúvề thực vật, có nhiều loài được sử dụng trong y học cổ truyền [1,2]. Rau dền là tên gọi chung cácloài chi Dền, mọc hoang dại nhiều và dễ tìm kiếm. Amaranthus viridis L. được thấy ở nhiều vùngkhí hậu khác nhau, từ đồng bằng tới vùng núi ở độ cao 1.000 m. Hơn nữa, các hợp chất có hoạt tínhsinh học được tìm thấy từ thiên nhiên có thể dùng trực tiếp trong y học [2]. Amaranthus viridis L.còn được sử dụng điều trị táo bón, viêm nhiễm, các bệnh mụn nhọt ở da, thiếu máu [3]. Đây là loạirau phổ biến ở nhiều tỉnh thành cả nước, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và sử dụngcả rễ, thân, lá. Các nghiên cứu về sinh học và dược lý hiện đại cho thấy rễ, thân, lá cây rau dền cóchứa các vitamin, các hợp chất steroids, saponin, flavonoids, lipid [4]. Do đó, đề tài “Nghiên cứuhoạt tính sinh học của rau dền cơm (Amaranthus lividus L.) thu hái tại Gia Lai” rất có ý nghĩa thựctiễn. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát và so sánh hoạt tính sinh học (kháng tế bào ung thư gan,kháng khuẩn và kháng oxy hóa) trong các loại cao chiết MeOH, n - hexan, EtOAc từ rau dền rơm.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Vật liệu: Nguyên liệu Amaranthus lividus L. được thu thập ở địa bàn thị trấn Kông Chro,huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Nguyên liệu được tuyển chọn với những cây khỏe, sạch, không bịsâu bọ. Nguyên liệu sau khi thu hái, rửa sạch cẩn thận để quá trình chiết tách đạt hiệu quả cao, đồngthời loại bỏ những cây bị hư trước khi phơi khô và thái nghiền nhỏ. * Phương pháp chiết xuất và tạo cao chiết: Amaranthus lividus L. được thu hái, rửa sạch,phơi khô, thái nhỏ để tạo mẫu nguyên liệu khô. Mẫu khô (3kg) được nghiền nhỏ, sau đó được ngâmchiết với dung môi MeOH. Quá trình chiết được thực hiện 3 lần, thời gian 24h/lần. Dịch chiết của 3lần chiết được gom lại và tiến hành cất loại dung môi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ ≤450C, thu đượccao chiết. Cao chiết tổng được pha loãng bằng nước cất sau đó chiết phân bố lần lượt với các dungmôi n-hexan và EtOAc. Cất loại hết dung môi từ các dịch thu được 3 cao chiết: MeOH, n-hexan vàEtOAc [5]. * Phương pháp thử hoạt tính sinh học: Thử kháng độc tế bào bằng phương pháp thử độ độctế bào in vitro nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bàoung thư ở điều kiện in vitro. Thí nghiệm hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn được kiểm định theophương pháp khuếch tán trong bản thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ để xác định IC50. 527Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”Nguyên tắc thử hoạt tính kháng oxy hóa sử dụng 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Những thínghiệm về thử hoạt tính sinh học được thực hiện tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học vàCông nghệ Việt Nam.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nhìn chung, cây rau dền có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và kháng khuẩn [6]. Dịchchiết rau dền thể hiện chức năng ức chế enzym α-amylase, tác dụng chống viêm tốt, có khả năngbảo vệ gan cũng như chống oxy hóa [7]. Nghiên cứu tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào ung thưgan đối với từng cao chiết với những nồng độ khác nhau thu được kết quả ở Bảng 1. Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan Phần trăm ức chế dòn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Rau dền cơm Hoạt tính sinh học Cao chiết EtOAc Amaranthus lividus L.Tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học của thủy tinh 46S với độ cứng và độ bền nén
5 trang 80 0 0 -
Tiểu luận Đề tài: Hệ thống phân phối nhũ tương trong thực phẩm chức năng
32 trang 74 1 0 -
Nghiên cứu tổng hợp, thành phần, cấu tạo phức chất của crom với Azo DQ1
7 trang 56 0 0 -
Tổng hợp và nghiên cứu khả năng tạo apatit của khuôn định dạng hydroxyapatit trên nền chitosan
9 trang 55 0 0 -
7 trang 50 0 0
-
4 trang 40 0 0
-
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 38 0 0 -
Nghiên cứu thủy phân hàu Thái Bình Dương bằng enzymebromelain
3 trang 37 0 0 -
Nghiên cứu thu nhận fucoidan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii
5 trang 36 0 0 -
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 35 0 0