Danh mục

Nghiên cứu kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc 5 năm 2007-2011

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.71 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công trình nghiên cứu được tiến hành để đánh giá kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu trong 5 năm 2007-2011 tại Bệnh viện đa khoa Phú Quốc. Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ dựa trên dữ liệu về số đơn vị máu tiếp nhận được, số đơn vị máu sử dụng cho người bệnh và tất cả bệnh nhân được truyền máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc 5 năm 2007-2011Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011Nghiên cứu Y họcNGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRUYỀN MÁUTẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ QUỐC 5 NĂM 2007- 2011Nguyễn Đức Phát*, Nguyễn Văn Dũng*, Nguyễn Thị Loan*, Ngô Mạnh Quân**, Nguyễn Anh Trí**TÓM TẮTMục tiêu: Đánh giá kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu trong 5 năm 2007-2011 tại Bệnh viện đakhoa Phú Quốc.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ dựa trên dữ liệu về số đơn vị máu tiếpnhận được, số đơn vị máu sử dụng cho người bệnh và tất cả bệnh nhân được truyền máu.Kết quả: Trong 5 năm, Bệnh viện tiếp nhận được 1.037 đơn vị máu và chế phẩm, trong đó 962 đơn vị đượcsử dụng cho 379 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân có chỉ định đều được truyền máu, trung bình mỗi bệnh nhân nhận2,54 đơn vị máu, 51,6% số đơn vị máu sử dụng là nhóm O. Từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu,toàn bộ máu tiếp nhận được từ người hiến máu tại Đảo được chuyển về Bệnh viện đa khoa Tỉnh để sàng lọc vàsản xuất chế phẩm, chúng tôi nhận chế phẩm máu (Khối hồng cầu) từ bệnh viện đa khoa Tỉnh, đồng thời tiếnhành xây dựng lực lượng hiến máu dự bị, sẵn sàng cho trường hợp cần máu với số lượng lớn.Kết luận: Trong năm năm qua, công tác đảm bảo an toàn truyền máu ở Phú Quốc đã được cải thiện đángkể; đặc biệt là từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu, toàn bộ máu sử dụng được nhận từ Bệnh việnđa khoa Tỉnh, máu sử dụng chủ yếu là chế phẩm máu (86,2%). Việc sử dụng chế phẩm huyết tương và tiểu cầuđã được cân nhắc tuy nhiên điều kiện trang thiết bị chưa cho phép để dự trữ các chế phẩm này.Từ khóa: Hiến máu, sử dụng máu, truyền máu lâm sàng, hiến máu dự bị, truyền máu từng phần.ABSTRACTSTUDY THE RESULT OF BLOOD SAFETY ASSURANCE IN PHU QUOC HOSPITAL IN 5 YEARS2007 – 2011Nguyen Duc Phat, Nguyen Van Dung, Nguyen Thi Loan, Ngo Manh Quan, Nguyen Anh Tri* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 397 - 401Aim: To assess the situation of blood collection and usage in Phu Quoc Island from 2007 to 2011.Method: This retrospective research based on data in blood collection, using of blood and receivers during 5years in Phu quoc Island.Results: 1.037 units of blood were collected from paid, voluntary and family donors in 5 years. 962 unitswere used for 379 receivers, with average of 2.54 units per patient; among that, half of unites were O group. FromJuly 2010, the Blood bank were established, blood collected was sent to Kien Giang Hospital and we received, oncea month on average, in return Red Blood Cell for storage.Conclusion: some improvement has been achieved in blood safety in Phu Quoc island during 5 years. FromJuly 2010, blood used has been sent from Kien Giang hospital, the walking donor panel has been established in theisland for emergency transfusion. Platelet and plasma was still not used due to limitation of equipment in theIsland.Key word: blood donation, blood use, Walking donor panel, blood safety.* Bệnh Viện Đa Khoa Phú Quốc, ** Viện Huyết học – Truyền máu TW.Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Đức Phát, ĐT: 0903.695.212, Email: drphatpq@gmail.com.Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học397Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011ĐẶT VẤN ĐỀChăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biểnđảo và duyên hải đang là vấn đề được Chínhphủ, ngành y tế quan tâm(6). Huyện đảo PhúQuốc với quy mô 2 thị trấn, 8 xã, dân số 103.000người, lượng khách du lịch từ 400.0000 – 600.000lượt người/năm, Bệnh viện đa khoa Phú Quốccó 140 giường bệnh với đủ các chuyên khoa,luôn có nhu cầu về máu trong điều trị và cấpcứu bệnh nhân. Trước tháng 7 năm 2010, hầu hếtlượng máu cho điều trị được tiếp nhận tại chỗ từngười cho máu lấy tiền, thân nhân cho máu vàmột số từ người hiến máu tự nguyện, sử dụngsàng lọc nhanh trước hiến máu, máu sử dụngchủ yếu là máu toàn phần. Nhằm cải thiện vàđảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh, từ7/2010, Bệnh viện đã đầu tư nâng cấp Khoa xétnghiệm thành cơ sở trữ máu, đủ khả năng tiếpnhận máu, lưu trữ máu an toàn cho điều trị.Máu được tiếp nhận từ hai nguồn: (1) nguồn tạichỗ - lấy từ người nhà, người hiến máu dự bị vàngười hiến máu tình nguyện, sau đó gửi vàoBệnh viện Đa khoa tỉnh để làm xét nghiệm sànglọc và sản xuất chế phẩm máu và (2) nhận chếphẩm máu (chủ yếu là khối hồng cầu) về lưu trữtại bệnh viện và luôn sẵn sàng cho cấp cứu, điềutrị, đồng thời xây dựng lực lượng hiến máu dựbị tại chỗ. Nhờ đó, từ 7/2010, chất lượng truyềnmáu được cải thiện rõ rệt, không còn tình trạngbệnh nhân chờ máu và máu luôn đảm bảo chấtlượng tốt.Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kếtquả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tạibệnh viện đa khoa Phú Quốc 5 năm 2007-2011”nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng công tácđảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện đakhoa Phú Quốc trong 5 năm 2007-2011. Trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: