Danh mục

Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 814.09 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tính chất động học của N-phenylhydroxyalmine (PHA) như một chất bắt gốc tự do được nghiên cứu bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH*). Phần trăm DPPH* còn lại đối với thời gian tuân theo phương trình: ln[DPPH*còn lại]= b. thời gian + a.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXI HÓA CỦA N-PHENYLHYDROXYLAMINE BẰNG PHƯƠNG PHÁP DPPH* LÊ SĨ ANH KIỆT*, CHÂU VĂN CƯỜNG** NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH , ĐẶNG CÔNG VŨ****, ĐỖ QUANG HUY***** *** Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: kietlspro@gmail.com ** Email: chaucuongars@gmail.com *** Email: kimkhanh778@gmail.com **** Email: math1997congvu@gmail.com ***** Email: qhuy.qb@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu tính chất động học của N-phenylhydroxyalmine (PHA) như một chất bắt gốc tự do được nghiên cứu bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH*). Phần trăm DPPH* còn lại đối với thời gian tuân theo phương trình: ln[DPPH*còn lại]= b. thời gian + a. Hai thông số là thời gian cần thiết để đạt trạng thái ổn định đến nồng độ tương ứng (TEC50) và hiệu suất bắt gốc (AE) đã được đưa ra để khảo sát. Kết quả cho thấy chúng là những thông số quan trọng khi đánh giá khả năng chống oxy hóa của một hợp chất. AE rất cao đối với axit ascobic nhưng lại thấp với PHA chứng tỏ axit ascorbic có khả năng chống oxy hóa vượt trội. N-phenylhydroxylamine cũng có khả năng chống oxy hóa tuy nhiên tốc độ bắt gốc chậm hơn so với axit ascorbic. Từ khóa: Chất chống oxi hóa, N-phenylhydroxylamine, axit ascorbic, TEC50, AE. 1. GIỚI THIỆU Sự oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình hóa học và đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới [1, 7, 9]. Chất chống oxy hóa thường là các hợp chất thơm như phenol, anilin, thiophenol bởi vì chúng có năng lượng phân li của các liên kết N-H, O-H và S-H thấp [6]. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp do Blois (1958) phát triển được sử dụng rộng rãi để xác định định lượng hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất [2]. Phương pháp này không chỉ là phương pháp nhanh chóng, đơn giản và rẻ tiền mà còn cung cấp thông tin trực tiếp về khả năng chống oxy hóa tổng thể của hệ thống nghiên cứu [4, 5]. Về mặt cấu tạo, N-phenylhydroxylamine có một vòng phenolic và hai liên kết là O-H và N-H trong phân tử. Vì vậy nó được đánh giá sẽ có khả năng chống oxy hóa cao. Do đó, chúng tôi chọn N-phenylhydroxylamine làm đối tượng trong nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH”. Với mục đích so sánh, axit ascorbic (một chất chống oxy hóa truyền thống) được lựa chọn để khảo sát khả năng chống oxy hóa cùng với N-phenylhydroxylamine theo cơ chế chuyển nguyên tử hidro. 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thực nghiệm - Hóa chất: 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (C18H12N5O6): hàng Nhật Bản + N-phenylhydroxylamine (C6H7NO): hàng Merk + Axit ascorbic (C6H8O6 ): hàng Pháp - Dụng cụ: bình định mức, cân phân tích, bình tam giác, pipet, cốc thuỷ tinh... 160 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng các chất chống oxy hóa dựa trên khả năng bắt gốc DPPH* được đánh giá theo quy trình của Brand-William [3]. 0,1 ml dung dịch etanol có các nồng độ của các chất chống oxy hóa khác nhau được thêm vào 3,9 ml DPPH* nồng độ 6,7.10-5 M. Mật độ quang ở tại 517 nm được đo ở các thời gian khác nhau trên máy quét phổ tử ngoại khả kiến TCC-240A SHIMADZU ở nhiệt độ phòng. Các nồng độ của chất chống oxy hóa khảo sát được tính theo tỷ lệ số gam chất chống oxy hóa trên số kg DPPH*. Phần trăm DPPH* còn lại được tính theo công thức (1) : *[DPPH* ]T %DPPH = [DPPH* ]T=0 (1) Phần trăm của lượng DPPH* còn lại đối với nồng độ các chất chống oxy hóa sau đó được vẽ bằng đồ thị để xác định lượng chất chống oxy hóa cần thiết để giảm 50% nồng độ DPPH* ban đầu. Thời gian cần thiết để đạt trạng thái ổn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: