Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 7.87 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NGỌC LIN Viện NCKH Miền Trung - Viện HLKH và CN Việt Nam LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh, rừng A Lưới còn có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: hấp thụ CO2, rừng, huyện A Lưới 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ở Việt Nam việc nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo cơ sở cho việc đề xuất dự toán hiệu quả kinh tế của rừng, cũng như đề xuất tín chỉ carbon là vấn đề đang được quan tâm. A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích tự nhiên 122.463,60 ha; trong đó rừng và đất rừng 96.323,28 ha, chiếm 78,65% lãnh thổ. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh Thừa Thiên Huế, rừng A Lưới có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất tín chỉ carbon và làm tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan chức năng bước đầu hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm ảnh vệ tinh Alos/Palsar có độ phân giải 12,5 m bao phủ khu vực nghiên cứu được tham chiếu về hệ tọa độ VN2000. Bên cạnh đó, một số dữ liệu số hỗ trợ trong quá trình xử lý ảnh như dữ liệu về rừng, bản đồ nền (ranh giới hành chính, sông suối, giao thông và mô hình số độ cao) và các ô mẫu điều tra trên thực địa. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 117-125 118 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Định chuẩn bức xạ Phần mềm Next ESA SAR Toolbox (NEST) được sử dụng để định chuẩn bức xạ tuyệt đối cho dữ liệu ảnh ALOS PALSAR mức 1.5. Hệ số phản xạ ngược đã định chuẩn (sigma nought, σo) của các ảnh cho tất cả các tất cả các sản phẩm ở các mức khác nhau có thể được tính như công thức sau: Trong đó: K = hằng số định chuẩn tuyệt đối (absolute calibration constant) DN2 = giá trị cường độ mỗi phần tử ảnh của ảnh ở dòng thứ i và cột j σo = sigma nought (hệ số tán xạ ngược) ở dòng thứ i và cột thứ j Trong trường hợp này, giá trị của nhân tố định chuẩn CF là -83. 2.2.2. Điều tra thực địa Để thu thập số liệu về rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu, 60 ô mẫu đã được điều tra với diện tích mỗi ô là 1000 m2 (20×50 m) để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. 30 cây mẫu trên 4 loại rừng đã được chặt hạ đo đếm để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. Phân tích tương quan giữa các tín hiệu tán xạ được trích xuất và giá trị sinh khối từ đo đếm thực địa tại mỗi ô mẫu và đánh giá độ chính xác được thực hiện. Số liệu sinh khối tại 47 ô mẫu sẽ được sử dụng phân tích tương quan hồi quy, 13 điểm thực địa còn lại sẽ được sử dụng cho việc kiểm chứng độ tin cậy của kết quả ảnh. 2.2.3. Phân tích tương quan Công thức tính tương quan sẽ được áp dụng để xác định giá trị sinh khối của toàn khu vực nghiên cứu. Tiến hành thăm dò tương quan giữa sinh khối với giá trị tán xạ ảnh (HH, HV. HH/HV) dựa trên kết quả điều tra 30 cây thực nghiệm bằng nhiều dạng phương trình khác nhau. Các phương trình được so sánh và lựa chọn phương trình tối ưu dựa trên hệ số tương quan R lớn nhất với mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (P ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NGỌC LIN Viện NCKH Miền Trung - Viện HLKH và CN Việt Nam LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh, rừng A Lưới còn có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: hấp thụ CO2, rừng, huyện A Lưới 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ở Việt Nam việc nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo cơ sở cho việc đề xuất dự toán hiệu quả kinh tế của rừng, cũng như đề xuất tín chỉ carbon là vấn đề đang được quan tâm. A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích tự nhiên 122.463,60 ha; trong đó rừng và đất rừng 96.323,28 ha, chiếm 78,65% lãnh thổ. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh Thừa Thiên Huế, rừng A Lưới có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất tín chỉ carbon và làm tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan chức năng bước đầu hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm ảnh vệ tinh Alos/Palsar có độ phân giải 12,5 m bao phủ khu vực nghiên cứu được tham chiếu về hệ tọa độ VN2000. Bên cạnh đó, một số dữ liệu số hỗ trợ trong quá trình xử lý ảnh như dữ liệu về rừng, bản đồ nền (ranh giới hành chính, sông suối, giao thông và mô hình số độ cao) và các ô mẫu điều tra trên thực địa. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 117-125 118 HOÀNG NGỌC LIN – LÊ NĂM 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Định chuẩn bức xạ Phần mềm Next ESA SAR Toolbox (NEST) được sử dụng để định chuẩn bức xạ tuyệt đối cho dữ liệu ảnh ALOS PALSAR mức 1.5. Hệ số phản xạ ngược đã định chuẩn (sigma nought, σo) của các ảnh cho tất cả các tất cả các sản phẩm ở các mức khác nhau có thể được tính như công thức sau: Trong đó: K = hằng số định chuẩn tuyệt đối (absolute calibration constant) DN2 = giá trị cường độ mỗi phần tử ảnh của ảnh ở dòng thứ i và cột j σo = sigma nought (hệ số tán xạ ngược) ở dòng thứ i và cột thứ j Trong trường hợp này, giá trị của nhân tố định chuẩn CF là -83. 2.2.2. Điều tra thực địa Để thu thập số liệu về rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu, 60 ô mẫu đã được điều tra với diện tích mỗi ô là 1000 m2 (20×50 m) để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. 30 cây mẫu trên 4 loại rừng đã được chặt hạ đo đếm để tính toán sinh khối thông qua tương quan giữa sinh khối với các đại lượng trữ lượng, đường kính và chiều cao. Phân tích tương quan giữa các tín hiệu tán xạ được trích xuất và giá trị sinh khối từ đo đếm thực địa tại mỗi ô mẫu và đánh giá độ chính xác được thực hiện. Số liệu sinh khối tại 47 ô mẫu sẽ được sử dụng phân tích tương quan hồi quy, 13 điểm thực địa còn lại sẽ được sử dụng cho việc kiểm chứng độ tin cậy của kết quả ảnh. 2.2.3. Phân tích tương quan Công thức tính tương quan sẽ được áp dụng để xác định giá trị sinh khối của toàn khu vực nghiên cứu. Tiến hành thăm dò tương quan giữa sinh khối với giá trị tán xạ ảnh (HH, HV. HH/HV) dựa trên kết quả điều tra 30 cây thực nghiệm bằng nhiều dạng phương trình khác nhau. Các phương trình được so sánh và lựa chọn phương trình tối ưu dựa trên hệ số tương quan R lớn nhất với mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (P ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khả năng hấp thụ CO2 Khả năng hấp thụ hấp thụ CO2 Ứng dụng viễn thám và GIS Tỉnh Thừa Thiên HuếTài liệu liên quan:
-
Thuyết minh phương án dự thi thiết kế: Cổng chào phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
7 trang 100 1 0 -
60 trang 59 0 0
-
Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
8 trang 33 0 0 -
Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
10 trang 33 0 0 -
14 trang 29 0 0
-
Khuyến nông trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
12 trang 25 0 0 -
Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND
9 trang 22 0 0 -
185 trang 20 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm họ cau (Arecaceae) ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
10 trang 20 0 0 -
5 trang 20 0 0