Danh mục

Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.81 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng trình bày mục tiêu của nghiên cứu là xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ của hai cấp tuổi rừng tràm (nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 năm tuổi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, từ đó thiết lập cơ sở ban đầu cho các nhà quản lý rừng thực hiện công tác chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển ổn định rừng tràm,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 50, Phần A (2017): 58-65 DOI:10.22144/jvn.2017.067 SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG TRÀM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG Bùi Thị Thu Thảo1 và Lê Anh Tuấn2 1 2 Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 02/10/2016 Ngày nhận bài sửa: 04/05/2017 Ngày duyệt đăng: 27/06/2017 Title: Biomass and CO2 absorption of Melaleuca forest in Lung Ngoc Hoang Natural Reserve Từ khóa: Carbon tích lũy, cây tràm, CO2 hấp thụ, sinh khối Keywords: Carbon dioxide absorption, accumulated carbon, biomass, Melaleuca cajuputi ABSTRACT The objectives of the study were to estimate biomass and carbon dioxide (CO2) absorption of Melaleuca forest in two groups of ages under and over 10 years old in Lung Ngoc Hoang Natural Reserve, thus establishing the initial foundation for forest managers to implemete the environmental services payment and to propose sustainable solutions for Melaleuca forest development. The parameters, such as diameter at breast height (DBH) including tree covers, maximum height, tree density, partly biomass, litter falls of Melaleuca tree and shrubs were collected inside the eighteen standard quadrats (sized 10 m x 10 m). The density of under 10year-old Melaleuca forest (as 4,550 trees per hectare) was higher than that of over 10-year-old Melaleuca forest (as 3,510 trees per hectare). The under 10-year-old forest showed significant lower DBH and lower maximum height than those of over 10-year-old forest. The interrelation between the DBH and biomass was rather height (i.e. R = 0.93). Review in litter fall, there was not statistically significant between the two aging groups of Melaleuca forest. Ten bush species were found in the Melaleuca forest research site. In which, Phragmites vallatoria (L.) Veldk and Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd were principal plant species. The amount of CO2 absorption by two aging groups of trees were 200 and 250 ton CO2 per hectare, respectively. TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ của hai cấp tuổi rừng tràm (nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 năm tuổi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, từ đó thiết lập cơ sở ban đầu cho các nhà quản lý rừng thực hiện công tác chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển ổn định rừng tràm. Các thông số về đường kính thân cây ngang ngực cả vỏ, chiều cao vút ngọn, mật độ, sinh khối, tầng cây bụi dưới tán Tràm và thành phần vật rụng của tràm được thu thập ở 18 ô tiêu chuẩn (kích thước 10 m x 10 m). Mật độ của rừng tràm ở cấp tuổi nhỏ hơn 10 (4.550 cây/ha) cao hơn mật độ của rừng tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10 (3.510 cây/ha). Rừng tràm ở cấp tuổi nhỏ hơn 10 có giá trị đường kính và chiều cao nhỏ hơn rừng tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10. Giữa đường kính ngang ngực và sinh khối cây tràm có mối tương quan chặt chẽ với nhau (hệ số tương quan R = 0,93). Thành phần vật rụng ở hai cấp tuổi rừng tràm nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 không khác biệt. Mười loài thực vật dưới tán tràm được ghi nhận tại các ô tiêu chuẩn, trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk) và choại (Stenochlaena palustris (Burm. f.) là những loài cây chủ yếu. Hàm lượng CO2 hấp thụ ước tính của rừng tràm theo hai cấp tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 đạt giá trị lần lượt là 200 tấn/ha và 250 tấn/ha. Trích dẫn: Bùi Thị Thu Thảo và Lê Anh Tuấn, 2017. Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50a: 58-65. 58 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 50, Phần A (2017): 58-65 Anh Tuấn, 2015), trong đó có những khảo cứu về sinh khối và lượng CO2 hấp thụ của rừng tràm (Phạm Xuân Quý, 2010b; Trương Hoàng Đan và ctv., 2014). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được tập trung tính toán trên ba vùng chính là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ, nơi có diện tích rừng tràm được bảo tồn rộng lớn (khoảng 20.000 ha) mà chưa được thực hiện trên các lâm phần có diện tích vừa và nhỏ. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tràm (thuô ̣c họ Myrtaceae) là loài cây phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 260 giống tràm phân bố trên khoảng 9 triệu ha và tập trung chủ yếu ở Australia với khoảng 200 loài (Tran et al., 2012). Ở Việt Nam chỉ ghi nhận duy nhất một loài là Melaleuca cajuputi, phân bố tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích khoảng 176.296 ha (Phạm Xuân Quý, 2010a). Tràm ở ĐBSCL được biết đến là loài cây thích nghi tốt, khả năng tái sinh tự nhiên mạnh và có thể sinh trưởng lan nhanh trong điều kiện đất phèn ngập nước. Trong nhiều vùng đấ t ngâ ̣p nước, rừng tràm đóng vai trò là hồ chứa nước, hệ thống lọc phèn, nơi khai thác thủy sản và là nơi bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học. Rừng tràm cung cấp lượng sinh khối lớn (sản phẩm chính là gỗ) cho các hoạt động của con người như làm củi đốt, làm than, làm cừ và vật liệu xây dựng. Rừng tràm có mật độ trung bıǹ h khoảng 6.500 cây/ha, cung cấp 75,74 tấn/ha sinh khối tươi, tương đương 35,99 tấn/ha sinh khối khô (Trần Thị Kim Hồng và ctv., 2015). Bên cạnh đó, rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygene (O2) cho bầu khí quyển. Trương Hoàng Đan và ctv. (2014) đã ước tính rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng ở độ tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 hấp thụ được lần lượt đạt 15,18 tấn CO2/ha và 31,76 tấn CO2/ha. Điều này có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời tạo cơ sở ban đầu cho các nhà quản lý rừng thực hiện công tác chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất các phương thức phát triển ổn định rừng tràm. Tại vùng Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Lung Ngọc Hoàng nằm trong hệ thống rừng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: