Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CÁC SẢN PHẨM GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM TS. NguyÔn M¹nh Dòng I. Mở đầu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế biến gỗ và lâm sản đã đạt được những thành tựu to lớn cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Các sản phẩm gỗ chế biến đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay, các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ cũng đang ngày càng tăng một cách ổn định. Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta chỉ mức khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu này đã lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ đô la Mỹ để đạt giá trị 1,154 tỷ USD và năm 2017 kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã chạm mức 8 tỷ USD, tăng 10,2% so năm 2016 và về trước 3 năm so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát triển ngành lâm sản giai đoạn 2006 - 2020. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới với gần 5,0% thị phần thương mại đồ gỗ nội thất thế giới, thứ hai 1 châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nói cách khác, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế của nước ta. Đây là một ngành kinh tế không những tạo công ăn, việc làm, đem lại thu nhập cho người lao động mà còn là một trong những ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của nước ta. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là trong khi các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang ngày càng đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khác nhau trên thế giới thì thị trường trong nước với sức tiêu thụ của hơn 90 triệu người dân có nhu cầu ngày càng tăng cao, ước tính khoảng 2-4 tỉ USD/năm lại đang bị bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), thị trường trong nước đang bị các sản phẩm gỗ xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan,... chiếm lĩnh. Kết quả một số cuộc điều tra, khảo sát thị trường của Vietfores gần đây cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 80% thuộc về các sản phẩm của các doanh nghiệp Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Các loại lâm sản ngoài gỗ như tre, nứa, song mây... (dùng để lấy sợi); thảo quả, quế, hồi... (dùng làm dược liệu) hoặc măng tre, nứa... chế biến các loại (làm thực phẩm)... cũng vẫn trong tình trạng chỉ hướng mạnh đến xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây, tre, cói, thảm thường luôn chỉ duy trì ở mức 200 - 280 triệu USD mỗi năm, chỉ cá biệt có một vài năm lên đến 400 - 500 triệu USD. Các sản phẩm hàng hóa như thảo quả, quế, hồi, nhựa thông, mật ong,... cho dù có 2 nhiều ưu điểm và lợi thế trên thị trường nội địa, nhưng cũng chủ yếu được chế biến dành cho xuất khẩu. Số lượng sản phẩm tiêu dùng cho thị trường nội địa hầu hết là các sản phẩm tự cung, tự cấp hoặc sản phẩm chất lượng không cao, không xuất khẩu được hoặc bị các thị trường thế giới trả về. Trong khi đó, sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản ngoài gỗ này của nước ngoài như sữa ong chúa, sâm alipas... lại được quảng cáo, tiêu thụ trong nước lại rất rầm rộ, với giá bán khá cao. Để phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ và lâm sản tương ứng với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này, cũng như tương xứng với tiềm năng của ngành, cần có những hoạt động phù hợp điều kiện hiện tại, năng lực của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cơ sở hạ tầng và các khâu của chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường nội địa là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, khi cả nước đang thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tái cơ cấu lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. II. Thực trạng thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản 2.1. Thực trạng chế biến gỗ và lâm sản 2.1.1. Thực trạng chế biến lâm sản ngoài gỗ Khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện tại chưa được quan tâm đúng mức. Do đó chưa hình thành được hệ thống thông tin được cập nhật thường xuyên về các hoạt động chế biến lâm sản ngoài gỗ, kể cả chế biến trong nước và nhập 3 khẩu. Rất khó có thể có được các số liệu cụ thể, chính xác và cập nhật trong lĩnh vực này. Các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương do chưa quan tâm thật sự đến lĩnh vực này nên cũng hầu như không thống kê, lưu trữ các số liệu liên quan đến hoạt động chế biến lâm sản ngoài gỗ một cách có hệ thống và cập nhật. Chế biến lâm sản ngoài gỗ hiện nay gồm 3 phương thức chủ yếu là sơ chế sau thu hoạch, chế biến thủ công và chế biến công nghiệp. - Sơ chế lâm sản sau thu hoạch, bao gồm những biện pháp thủ công chủ yếu như phơi khô, sấy khô, ướp muối, ngâm chua,… để hạn chế tác động của nấm mốc, mục, mọt và thuận lợi cho quá trình lưu thông. - Chế biến thủ công chủ yếu là nghề đan lát thủ công mỹ nghệ mây, tre. Tại một số địa phương đã triển khai được các công nghệ chế biến ở quy mô hợp tác xã như các công nghệ, thiết bị chưng cất tinh dầu hồi, quế… song số lượng không nhiều và chất lượng sản phẩm chưa cao. - Chế biến công nghiệp hiện tại chỉ sử dụng các lâm sản ngoài gỗ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển thị trường nội địa Sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam Thị trường nội địa Lâm sản Việt Nam Thị trường lâm sảnTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương chi tiết học phần: Khoa học gỗ
9 trang 293 0 0 -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 237 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ
11 trang 237 0 0 -
Bài giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội: Bài 4 - ThS. Nguyễn Quốc Bình
5 trang 222 0 0 -
Quản lý bền vững rừng đặc dụng: Trường hợp nghiên cứu ở vườn quốc gia Cát Tiên
10 trang 204 0 0 -
Giáo trình Công nghệ chế biến hóa học gỗ: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
117 trang 196 0 0 -
0 trang 180 0 0
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh vệ tinh landsat8 trong arcgis
0 trang 176 0 0 -
Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
48 trang 157 0 0 -
Mô hình động lực học của xuồng chữa cháy rừng tràm khi quay vòng
6 trang 147 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0