Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ tập trung nghiên cứu về khả năng ứng dụng các mẫu ngữ pháp đơn giản của một bộ phận nhỏ sinh viên theo học tiếng Nhật hệ không chuyên ngữ để có cái nhìn tổng quan hơn, qua đó có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NHỮNG MẪU NGỮ PHÁP
SƠ CẤP TIẾNG NHẬT TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY CHO
SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ
Lê Thanh Hằng, Quách Hoa Hạ, Phan Nguyễn Ngọc Hân, Lê Kim Oanh
Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Lê Nguyễn Minh Thanh
TÓM TẮT
Muốn thành thạo một ngôn ngữ nào đó thì việc học lý thuyết suông thôi là chưa đủ, mà còn cần phải ứng
dụng được vào thực tế hàng ngày. Hiện nay, nhiều sinh viên theo học tiếng Nhật chỉ tập trung vào khả năng
dịch thuật văn bản mà bỏ qua vấn đề về giao tiếp, đặc biệt là việc rèn luyện ứng dụng ngữ pháp vào thực
hành giao tiếp thường ngày. Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu thêm về việc sinh viên khối không chuyên
ngữ có khả năng chủ động trong việc ứng dụng ngữ pháp khi giao tiếp bằng tiếng Nhật hay không, cũng
như lý do tại sao, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ
pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ”. Nghiên cứu
này có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu phát triển, đổi mới phương pháp giảng
dạy ở cấp độ sơ cấp.
Từ khóa: giao tiếp hàng ngày, ngữ pháp sơ cấp, sinh viên không chuyên, tiếng Nhật, ứng dụng thực tế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều sinh viên hiện nay có thành tích khá tốt trong các kỳ kiểm tra đánh giá về khả năng giao tiếp tiếng
Nhật theo chủ đề nhưng trong giao tiếp hàng ngày thì lại gặp nhiều khó khăn trong việc nói lưu loát. Có
nhiều nguyên nhân như khả năng phân biệt các mẫu ngữ pháp của sinh viên còn kém, do môi trường giao
tiếp tiếng Nhật tại Việt Nam còn hạn chế, do khả năng phản xạ của sinh viên chưa tốt vì thiếu kinh nghiệm
thực tiễn,… Việc vận dụng được những ngữ pháp đơn giản trong tiếng Nhật một cách tự tin là điều cần
thiết nhất và cũng là cơ sở để phát triển năng lực lên mức độ cao hơn. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu cũng như chưa có nhiều sự quan tâm về việc vận dụng ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong thực tế. Vì
thế, trong nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về khả năng ứng dụng các mẫu ngữ pháp đơn
giản của một bộ phận nhỏ sinh viên theo học tiếng Nhật hệ không chuyên ngữ để có cái nhìn tổng quan
hơn, qua đó có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ sinh viên.
1411
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp hệ thống hoá lý thuyết từ các nguồn tài liệu khoa học và phương pháp nghiên
cứu thực tiễn – nghiên cứu điều tra khảo sát. Nhóm tác giả từ những câu giao tiếp tiếng Việt thường gặp
trong đời sống thực tế của sinh viên, tham khảo thêm các nguồn tài liệu để tìm ra mẫu câu sơ cấp thích hợp
sử dụng làm cơ sở lý luận. Tiếp đến nhóm tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phỏng vấn trên 100 sinh
viên của Viện Công nghệ Việt Nhật – sinh viên học chuyên ngành kế toán, công nghệ thông tin…và học
tiếng Nhật là môn ngoại ngữ 2 bắt buộc. Mục đích của phương pháp điều tra khảo sát là thu thập thông tin
thực tiễn để tìm ra tỉ lệ ứng dụng được - tỉ lệ chưa ứng dụng được các mẫu ngữ pháp trong nhóm sinh viên
đại diện thực hiện khảo sát, cũng như tìm ra lý do mà sinh viên dễ nhầm lẫn khi biên phiên dịch Việt - Nhật.
Lấy kết quả khảo sát làm cơ sở để giải quyết vấn đề.
3. CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN
1. Động từ thể ば + Động từ thể từ điển + ほど
Tính từ い ければ + Tính từ い + ほど
Tính từ なら(ば) + Tính từ な + ほど
Dùng để diễn tả tính chất sự việc thay đổi theo mức độ tăng tiến, biểu thị ý nghĩa 1 sự việc tiến triển thay
đổi thì sự việc khác cũng tiến triển, thay đổi theo.
2. Tính từ い + く + なります
Danh từ / Tính từ な + に + なります
Biểu thị sự thay đổi về trạng thái hoặc tính chất.
3. Động từ thể từ điển + ために
Danh từ + の + ために
Dùng để biểu thị mục đích của chủ thể.
4. Động từ thể て + 来ます
Lấy 1 thời điểm cố định làm chuẩn, trường hợp diễn tả sự biến đổi trạng thái hay sự di
chuyển từ trước thời điểm cố định đó đến thời điểm cố định.
5. Động từ thể thông thường +ようです
Tính từ い/ Tính từ な + ようです
Danh từ + の + ようです
Là cách nói biểu thị sự suy đoán, đánh giá mang tính chủ quan dựa trên thông tin mà người nói nhận được
từ giác quan của mình.
6. Động từ thể thông thường / Danh từ + かもしれません
Tính từ い + かもしれません
Tính từ な + かもしれません
Diễn tả khả năng việc gì đó xảy ra nhưng không chắc chắn, khả năng thấp nhưng vẫn có thể xảy ra.
1412
7. Động từ thể thông thường + ので
Tính từ い + ので
Danh từ / Tính từ + な + ので
Dùng để biểu thị nguyên nhân, lý do. Thông thường thì biểu thị một cách khách quan quan hệ nhân quả
như một diễn biến tự nhiên.
8. Động từ thể た + ばかりです
Dùng để thể hiện hành động vừa mới xảy ra, cách thời điểm hiện tại chưa lâu theo quan điểm và cảm nhận
của người nói.
4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Câu 1.
Hình 1. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 1
Đối với câu hỏi đầu tiên, đáp án chính xác nhất là đáp án “食べれば食べるほど太ってきます”. Theo kết
quả điều tra cho thấy số người trả lời đúng chỉ có 14%. Trong khi đó tổng phần trăm số người trả lời sai lên
đến 86%. Lý do khiến sinh viên sai hoặc còn nhầm lẫn là chưa biết được cách dùng của người Nhật, mà chỉ
thông qua phương thức tìm kiếm từ vựng “mập – 太ります/ 太い” rồi gắn kết mẫu ngữ pháp đã học, dẫn
đến việc chỉ dịch từ mà chưa sử dụng được tiếng Nhật một cách tự nhiên “太ってきます”.
Câu 2.
Hình 2. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 2
Trong câu hỏi “Tại sao? Càng làm kiểm tra điểm càng thấp” Thì số người trả lời đúng lên đến 46%, tuy
nhiên tỷ lệ làm sai ở câu này vẫn còn rất cao chiếm 54% trong tổng số người trả lời. Như vậy hơn một nửa
số người trả lời sai câu này. Lý do hay mắc phải dẫn đến hiểu sai ở câu này là ...