Danh mục

Nghiên cứu khu hệ cá rạn vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 636.12 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khu vực biển ven đảo Lý Sơn là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao và đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là cá rạn. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và cá rạn nói riêng ở khu vực này còn rất hạn chế. Do vậy, nghiên cứu đa dạng thành phần loài cá rạn, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác thiết lập khu bảo tồn biển khu vực ven đảo Lý Sơn là vấn đề cần được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khu hệ cá rạn vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng NgãiTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ RẠN VÙNG BIỂN VEN ĐẢO LÝ SƠN,TỈNH QUẢNG NGÃIVõ Điều, Trần Xuân Giàu, Trần Thị Thúy HằngTrường Đại học Nông Lâm, Đại học HuếTóm tắt. Khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiếtlập khu bảo tồn biển) có thành phần cá rạn phong phú. Qua khảo sát, nhóm nghiêncứu đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ, trong đó họ cáBàng chài (Labridae) chiếm ưu thế với 21 loài. Cùng với phong phú về thành phầnloài, chỉ số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, H =1,46  0,5247. Với chỉ số đa dạng loài như trên, khu vực biển ven đảo Lý Sơn cóchỉ số đa dạng loài cá cao hơn vùng biển Hạ Long, Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau,...Từ khóa: cá rạn, đa dạng sinh học đảo Lý Sơn.1. Đặt vấn đềBiển Việt Nam là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao, với khoảng11000 loài sinh vật sinh sống. Trong đó, cá rạn là một trong những nhóm có giá trị kinhtế, khoa học đã và đang được nhiều nhà khoa học, quản lý quan tâm.Nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản nói chung và rạn san hô nói riêng, ngày26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các khu bảo tồn biển sẽthiết lập giai đoạn 2010 - 2015, trong đó có khu vực biển ven đảo Lý Sơn thuộc tỉnhQuảng Ngãi.Khu vực biển ven đảo Lý Sơn là một trong những khu vực có tính đa dạngsinh học cao và đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là cá rạn. Tuy nhiên, cho đếnnay các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và cá rạn nói riêng ở khu vực nàycòn rất hạn chế.Do vậy, nghiên cứu đa dạng thành phần loài cá rạn, góp phần xây dựng cơ sởkhoa học cho công tác thiết lập khu bảo tồn biển khu vực ven đảo Lý Sơn là vấn đề cầnđược thực hiện.2. Đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu2.1. Đối tượngCác loài cá sống ở rạn san hô, rạn đá khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.852.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu- Địa điểm: Khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực dự kiếnthiết lập khu bảo tồn biển thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).- Thời gian: Từ tháng 01/2011 - 7/2011.2.3. Nội dung nghiên cứu- Xác định thành phần loài cá sinh sống ở rạn san hô, đá tại khu vực dự kiến thiếtlập khu bảo tồn biển, thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.- Đánh giá chỉ số đa dạng về loài ở khu vực điều tra, khảo sát.2.4. Phương pháp nghiên cứuMật độ cá rạn san hô được ghi nhận trên 30 mặt cắt trong phạm vi tầm nhìn 5 mtheo phương pháp nghiên cứu Nguồn lợi biển nhiệt đới (English et al. 1997). Thời giannghiên cứu trên mỗi mặt cắt trung bình từ 30 – 35 phút.Thành phần loài cá rạn được ghi nhận trực tiếp bằng phương pháp quan sáttrên các mặt cắt như phương pháp xác định mật độ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đãtiến hành tham gia thu mẫu trực tiếp cùng với ngư dân. Mẫu cá thu được định hìnhtrong formol 10%, cố định trong formol 4% và đem lưu giữ tại phòng thí nghiệm Bộmôn Quản lý môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại họcNông Lâm, Đại học Huế.Định loại các loài cá theo phương pháp so sánh hình thái của Vương Dĩ Khang(1962), Nguyễn Nhật Thi (2004), Nguyễn Hữu Phụng (1996, 1997, 2001), Randall J.E.et al. (1990), Myers, R.F (1991),...Hệ thống phân loại được xếp theo T.S. Rass và G.U. Lindberg (1971) và tài liệuchuẩn hóa của FAO (1998).Đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài cá thông qua chỉ số đa dạng loài đượctính theo công thức H Shannon Weaver (Krebs, 2001):Trong đó:ni: số lần bắt gặp loài i tại khu vực khảo sát.N: là tổng số bắt gặp của tất cả các loài tại khu vực khảo sát.863. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1. Thành phần khu hệ cá rạn khu vực biển ven đảo Lý SơnQua khảo sát tại vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn (khu vực dự kiến thiết lập khu bảotồn biển Lý Sơn), nhóm nghiên cứu đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ,12 bộ. Trong đó, họ cá Bàng chài (Labridae) có số lượng loài lớn nhất, với 21 loài chiếm19,96% tổng số loài được phát hiện. Kết quả này đã bổ sung thêm 74 loài và 6 họ cho kếtquả nghiên cứu thành phần loài cá vùng biển Lý Sơn của Đào Duy Thu năm 2007.Bảng 1. Các họ cá chủ yếu trong cấu trúc khu hệ cá rạn san hô khu bảo tồn biển Lý Sơn,Quảng NgãiSTTHọSố loàiSố giốngTỷ lệ % trên tổngsố loài1Chaetodontidae1036,172Pomacentridae945,563Pomacanthidae221,234Lutjanidae613,705Acanthuridae935,566Labridae211312,967Zanclidae110,628Scaridae442,479Mullidae623,7010Kyphosidae110,6211Gerreidae110,6212Teraponidae110,6213Siganidae513,0914Caesionidae422,4715Lethrinidae513,0916Serranidae623,7017Nemipteridae311,8518Pempheridae110,6219Apogonidae643,7020Blenniidae110,6221Carangidae110,628722Pricanthidae221,2323Họ cá NhồngSphyraenid ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: