Danh mục

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên)

Số trang: 170      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.45 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Lịch sử các học thuyết kinh tế" được biên soạn nhằm giới thiệu những quan điểm, những, lý thuyết kinh tế cơ bản của các trường phái kinh tế qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Phần 2 của tài liệu có nội dung trình bày về: các lí thuyết kinh tế của trường phái “cổ điển mới”; các lý thuyết kinh tế của trường phái Keynes; lý thuyết kinh tế của các trường phái “chủ nghĩa tự do mới” ; các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại; các học thuyết tăng trưởng kinh tế; các lý luận về thương mại quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) Chương VII CÁC LÍ THUYẾT KINH TẾ CỬA TRƯỜNG PHÁI Cổ ĐIÊN MỚI I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIEM cơ bản CỦA TRƯỜNG PHÁI “CỔ ĐIÊN MỚI” 1. Hoàn cảnh ra đời Cuối thế kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX. với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất nên chủ nghĩa tư bản, nền kinh tê' thị trường tư bản phát triển mạnh ớ châu Âu, châu Mỹ. Ớ thời kì này, các mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tê' - xã hội càng trầm trọng. Khủng hoảng kinh tê', thất nghiệp, lạm phát... làm cho mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng tăng lên. Đây cũng là thời kì chuyển biến mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ở các nước tư bản phát triển đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng kinh tê' mới vượt ra ngoài khả năng giải thích của trường phái cổ điển đang trong thời kì suy tàn. Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tê' mới biện minh cho nền kinh tê' tư bản. Cuối thế kỉ XIX cũng là thời kì ghi nhận sự phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản về mặt lí luận từ nhiều giai cấp khác nhau. Trước hết, đó là sự phê phán sản xuất lớn tư bản 121 chủ nghĩa từ phía giai cấp tiểu tư sản, phê phán chủ nghĩa tư bản và khẳng định tính lịch sử của nó từ phía những người chủ nghĩa xã hội không tưởng. Đặc biệt, sự kiện lịch sử quan trọng tác động mạnh đến các tư tưởng kinh tế trong thời kì này là sự xuất hiện chủ nghĩạ, Marx. Với bản chất khoa học và cách mạng, học thuyết kinh tế Marx chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người, là vũ khí lí luận sắc bén và kịp thời cho phong trào công nhân quộc tế trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chống chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, ngay từ khi mới xuất hiện nó đã trở thành đối tượng phê phán mạnh của các nhà kinh tế học tư sản. Lức này các học thuyết kinh tế của trường phái tư sản cổ điển lại tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản, vì vậy đòi hỏi phải có các học thuyết kinh tế mới thay thế. Thực tế đây là thời kỳ xuất hiện nhiều trường phái kinh tế chính trị học tư sản để phân tích nền kinh tê' thị trường. Trong đó, trường phái cổ điển mới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Như vậy sự xuất hiện trường phái cổ điển mới như là một tất yếu và nó là trào lưu chính của kinh tế chính trị tư sản thời kỳ này nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế mới nảy sinh cũng như trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa Marx. 2. Đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển mới Trường phái cổ điển mới (hay còn gọi là tân cổ điển) xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Áo, v.v... và có một số điểm tương đồng với trường phái tư sản cổ điển như: ca ngợi chủ nghĩa tự do kinh tế, cách tiếp cận kinh tế vi mô dựa vào giả thiết 122 về tính hợp lý của những ứng xử cá nhân v.v... Tuy vậy, trường phái, tư sản cổ điển mới khác một cách căn bản với trường phái tư sản cổ điển. Điều đó được phản ánh qua những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu: Nếu trường phái cổ điển lấy sản xuất làm đối tượng nghiên cứu thì trường phái cổ điển mới hướng chủ yếu vào nghiên cứu trao đổi, lưu thông và nhu cầu. Họ hướng sự quan tâm nghiên cứu thị trường vì đó là nơi tập trung tất cả các quan hệ kinh tế cũng như biểu hiện tập trung các mâu thuẫn chủ yếu của nền kinh tế thị trường tư bản với hy vọng tìm ra các giải pháp tình thế ứng. xử các tình huống do thực tiễn đặt ra. Đối tượng nghiên cứu của họ đều là những đơn vị kinh tế cá biệt, kiểu kinh tê' Rô-bin-xơn. hoặc các hành vi của các cá nhân. Họ quan niệm rằng từ sự phân tích các đơn vị kinh tế riêng biệt này có thể rút ra những kết luận chung cho toàn bộ xã hội. Vì vậy. phương pháp phân tích của họ là phương pháp phân tích vi mô thê hiện lập trường chủ nghĩa cá nhân về phương pháp luận. Dựa trên nguyên tắc hành vi hợp lí của các chủ thể kinh tế họ tin rằng các chủ thể kinh tế đều hướng hành vi của mình một cách hợp lí sao cho tất cả đều nhận được lợi ích cá nhân tối đa phù hợp với khả năng cống hiến của mình. Vì vậy. họ đã xóa đi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản. Thứ hai, về phương pháp luận: Đặc điểm cơ bản về phương pháp luận của những người cổ điển mới là cách tiếp cận duy tâm, tâm lí - chủ quan đối với hiện thực kinh tế 123 khách quan. Không đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, họ chỉ dừng lại mô tậ hiện tượng bên ngoài theo tinh thần của thuyết ngoài lề. Các nhà cổ điển mới muốn biến kinh tế chính trị học thành khoa học kinh tế thuần túy, không có mối liên hệ với các điều kiện chính trị xã hội. Họ đưa ra khái niệm kinh tế học để thay cho thuật ngữ kinh tế chính trị học đã được sử dụng từ thời chủ nghĩa trọng thương. Thứ ba, quan điểm về giá trị: Đối lập với trường phái cổ điển và K. Marx, trường phái cổ điển mới ủng hộ thuyết giá trị ích lợi, giá trị chủ quan. Theo thuyết này, giá trị hàng hoá phụ thuộc vào lợi ích chủ quan hay tính khan hiếm của nó. Cùng một hàng hoá với người cần nó hay CÓ lợi ích nhiều đối với họ thì nó được đánh giá là có giá trị lớn và ngược lại đối với người không cần nó hay không có lợi ích hoặc dư thừa thì giá trị của hàng hoá đó sẽ thấp, thậm chí là bằng không. Rõ ràng, sự đánh giá về ích lợi Hàng hoá đối với các cá nhân chỉ hoàn toàn mang tính chủ quan. Thứ tư, trường phái cổ điển mới tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, chịu ảnh hường của trào lưu toán học. Trong kinh tế họ đưa vào sử dụng nhiều các công cụ toán học như công thức, đồ thị, bảng biểu, mô hình... để minh họa cho các quan điểm của mình. Phối hợp các phạm trù toán học với phạm trù kinh tế. họ xây dựng nên các khái niệm như lợi ích giới hạn, sản phẩm giới hạn, năng suất giới hạn... Do vậy, trường phái cổ điển mới còn được gọi là trường phái giới hạn. 124 Thứ năm, trường phái cổ điển mới ...

Tài liệu được xem nhiều: