Danh mục

Nghiên cứu men creatine phosphokinase trong dịch não tủy trên bệnh nhân viêm màng não

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.30 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá vai trò creatine Phosphokinase (CPK) dịch não tủy (DNT) trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm màng não (VMN). Nghiên cứu thực hiện trên 161 bệnh nhân VMN tại khoa Bệnh Nhiệt Đới - bệnh viện Chợ Rẫy. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu men creatine phosphokinase trong dịch não tủy trên bệnh nhân viêm màng nãoNGHIÊN CỨU MEN CREATINE PHOSPHOKINASETRONG DỊCH NÃO TỦY TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃONguyễn Văn Tuấn*, Trần Quang Bính**TÓM TẮTMục tiêu nghiên cứu: đánh giá vai trò Creatine Phosphokinase (CPK) dịch não tủy (DNT) trong chẩnđoán và tiên lượng bệnh viêm màng não (VMN)Phương pháp: 161 bệnh nhân VMN tại khoa Bệnh Nhiệt Đới – bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vàonghiên cứu và phân loại theo 5 nhóm: vi trùng sinh mủ (VTSM), lao, nấm, tăng bạch cầu ái toan( tăngBCAT), virút, đánh giá lâm sàng từ lúc nhập viện đến khi xuất viện. Các bệnh nhân được lấy DNT, ghinhận CPK và các biến số tương ứng lần 1 lúc nhập khoa, lần 2 sau điều trị kháng sinh ít nhất 48 giờ, lần 3lúc xuất viện. Các dữ liệu phân tích tìm sự biến thiên và khác biệt của CPK DNT giữa các nhóm VMN,đánh giá vai trò CPK DNT trong chẩn đoán và tiên lượng bệnhKết quả: có khác biệt về nồng độ và biến thiên CPK DNT giữa các nhóm VMN. Bệnh nhân VMNVTSM có CPK DNT ≥ 20 U/L biểu hiện lâm sàng nặng nề và nguy cơ có di chứng lúc xuất viện cao hơnnhững bệnh nhân có CPK DNT < 20 U/LKết luận: CPK DNT tăng trong VMN. Tách riêng trị số CPK DNT không có giá trị chẩn đoán, nhưngkết hợp với các thông số trong DNT và biến thiên của CPK, sẽ cung cấp thông tin giúp chẩn đoán phân biệtcác nhóm VMN. CPK DNT là yếu tố tiên lượng bệnh nhân VMNVTSMABSTRACTSTUDY OF CREATINE PHOSPHOKINASE (CPK) ENZYME IN CEREBROSPINAL FLUID ON THEPATIENTS WITH MENINGITISNguyen Van Tuan, Tran Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009:406 - 410Background and aim of the study: to measure and evaluate the role of CPK enzyme in cerebrospinalfluid (CSF) for diagnosis and prognosis of the patients with meningitisMethods: a prospective, cross-sectional and descriptive study was performed at department of Tropicaldiseases, Choray hospital. One hundred and sixty one patients were enrolled into study and classified intofive types: bacterial, tuberculous, fungal, eosinophilic and viral meningitis. CSF samples were collected threetimes to measure CPK level as well as clinical assessement, other laboratory findings were recorded duringhospitalizationResults: There were the difference and change of CPK enzyme level with the evolution of diseasesbetween types of meningitis. Having a CSF CPK level higher than 20 U/L increased the chance ofunfavourable outcome in bacterial meningitisConclusion: The measure of CPK enzyme level in CSF is useful and valuable in diagnosis andprognosis of different types of meningitis especially in bacterial and eosinophilic meningitis. The value ofCPK enzyme is only significant when combining with other markers of CSF and it is limited when usingalone. The high level of CPK in CSF has the great value in predict the outcome of bacterial meningitis* TTYT Đất Đỏ- Bà Rịa Vũng Tàu ** Khoa Bệnh Nhiệt Đới - BV Chợ RẫyMỞĐẦUCấy DNT + với vi trùngVMN là bệnh lý phổ biến. Nếu chẩn đoánvà điều trị chậm trễ, bệnh để lại nhiều di chứnghoặc gây tử vong. Về lâm sàng, VMN thườngđược chia làm 5 nhóm: VTSM, nấm, lao, tăngBCAT và virút. Mỗi nhóm được chẩn đoán vàđiều trị hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán phânbiệt giữa các nhóm VMN đôi khi là tình huốngkhó khăn cho thầy thuốc.Soi DNT + với vi trùngNhiều nghiên cứu chứng minh có sựphóng thích CPK vào DNT khi có tổn thươnghệ thần kinh trung ương(1,4,8,11). Vấn đề đặt ratrong VMN, khi màng não bị tổn thương thìCPK trong DNT sẽ thay đổi như thế nào? Sựthay đổi đó có khác biệt giữa các nhóm VMNhay không? Đồng thời CPK DNT có giúp íchcho chẩn đoán và tiên lượng VMN hay không?Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để trả lờicác câu hỏi trên, đồng thời tìm hiểu mối liên hệvề sinh lý bệnh và lâm sàng, nhằm cải thiệntiên lượng cho bệnh nhân.ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨUPhương pháp nghiên cứuTiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện trênbệnh nhân VMN điều trị tại khoa Bệnh NhiệtĐới bệnh viện Chợ Rẫy từ 06 năm 2007 đến 06năm 2008. Bệnh nhân đưa vào nghiên cứu theocác tiêu chuẩn sau:Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứuVMN laoCó xét nghiệm PCR (polymerase chainreaction) lao DNT + và / hoặcDNT hướng lao (glucose giảm, thành phầntế bào lympho chiếm đa số) và có trực khuẩn laotrong dịch sinh học (đàm, dịch dạ dày, dịchkhớp…) hoặc chẩn doán xác định lao qua giảiphẫu bệnh.VMN tăng BCATCó ≥ 10 BCAT hoặc BCAT chiếm ≥ 10% tổngsố bạch cầu đếm được trong DNT.VMN VTSMKhi DNT thỏa 1 trong các điều kiện:Có > 5 bạch cầu / ml và cấy máu + với vitrùng, biểu hiện lâm sàng bệnh cảnh VMN cấpHoặc VMN phù hợp nguyên nhân do vitrùng nhưng cấy hoặc soi tươi DNT âm tính:Lâm sàng: bệnh cấp tính, có hội chứngnhiễm trùng kèm hội chứng màng nãoDNT: Đục, tế bào > 100/ml ( neutrophil >80%), glucose < 40mg% hoặc giảm khi so vớiglucose máu ( tỉ lệ glucse DNT/ glucose máu <0,23 ), protein tăng(12).Không được điều trị với thuốc kháng laoVMN nấmXác định được nấm qua cấy hoặc soi DNTVMN virútLâm sàng: khởi phát cấp tính, bệnh tự giớihạn trong 1-2 tuần, xuất viện không để lại dichứngDNT: không màu, tế bào > 5 bạch cầu/ml(lympho ưu thế), glucose bình thường. proteintăng nhẹ < 500mg%. không phát hiện vi sinh vậtqua soi cấyKhông phát hiện các bệnh lý cận màng, bệnhlý hệ thống mà có thể gây VMN (16)Tiêu chuẩn loại trừ:Các trường hợp VMN không thuộc tiêuchuẩn chọn bệnhĐối với VMN VTSM, không đưa vào nghiêncứu các trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh,nhưng đã được điều trị với kháng sinh phù hợpvới bệnh VMN, trước khi nhập khoa bệnh NhiệtĐới bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian ≥ 48 giờTiêu chí theo dõiTheo dõi lâm sàng từ khi nhập viện đến khixuất viện: sốt, đau đầu, rối loạn tri giác, co giật,ói, hôn mê thở máy, số ngày dùng kháng sinh,đổi kháng sinh do không đáp ứng điều trị, sốngày nằm việnXét nghiệm CPK DNT và các thông số tươngứng lần 1 lúc nhập khoa, lần 2 sau điều trị khángsinh ít nhất 48 giờ, lần 3 tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: