Danh mục

Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các Ngân hàng TMCP Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,004.28 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản trị công ty đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và thực hành trong những năm gần đ y bởi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Bài viết tiếp cận mô hình cơ chế quản trị công ty để nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tài chính của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các Ngân hàng TMCP Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN CORPORATE GOVERNANCE AND BANK RISK MANAGEMENT IN VIETNAM JONT-SCTOCK BANKS Thái Thị Thanh Duyên, TS. Trương Hồng Trình Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Thanhduyen72@gmail.com.vn; trinh.th@due.edu.vn TÓM TẮT Quản trị công ty đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và thực hành trong những năm gần đ y bởi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏa của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Bài viết tiếp cận mô hình cơ chế quản trị công ty để nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tài chính của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của quản trị công ty thực sự ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính. Từ đ y cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng cơ chế quản trị công ty cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính trong hệ thống. Từ khóa: Quản trị công ty; quản trị rủi ro; rủi ro tài chính; hội đồng quản trị; ng n hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ABSTRACT Corporate Governance (CG) is increasingly interested from researchers and practitioners in recent years because it has influence on the health of the business and the the whole economy in general. The paper approaches the corporate governance mechanism model to study the relationship between corporate governance and risk management, especially financial risks in Vietnam Joint Stock Bank.The study result indicates that the effect of corporate governance really affect the financial risk management. This study result provides an empirical evidence for managers and policy makers to build corporate governance mechanism in Vietnam banking systems to reduce financial risks in Vietnam joint-stock banks. Keywords: Corporate governance; risk management; financial risk; board of directors; joint stock bank; Vietnam 1. Giới thiệu Quản trị công ty (QTCT) ngày càng thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng vì tầm quan trọng rõ rệt của chủ đề này đối với sức khỏe của doanh nghiệp và sự lành mạnh của xã hội nói chung. Theo Shleifer và Vishny (1997), Quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu tƣ của mình. Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2004) đã định nghĩa quản trị công ty là hoạt động liên quan đến ―một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó các mục tiêu của công ty đƣợc xây dựng, phƣơng tiện để đạt đƣợc các mục tiêu đó đƣợc xác định và hiệu quả thực hiện mục tiêu đƣợc giám sát‖. QTCT xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty. QTCT lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty. Đối với ngành ngân hàng, quản trị công ty liên quan đến sự phân định quyền hạn và trách nhiệm, có nghĩa là phƣơng thức Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác của ngân hàng. Theo ấn phẩm Các nguyên tắc tăng cƣờng quản trị công ty đối với các 350 HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) tổ chức ngân hàng (Principles for ehancing corporate governance) xuất bản năm 2010 của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision), Quản trị công ty hiệu quả rất cần thiết để xây dựng và duy trì sự tín nhiệm và lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Đây chính là những yếu tố cốt yếu cho sự vận hành lành mạnh của ngành ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò vô cùng đặc biệt trong hệ thống nền kinh tế. Vì vậy hoạt động quản trị công ty trong các lĩnh vực ngân hàng là rất quan trọng. Đồng thời quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu về quản trị công ty, quản trị rủi ro, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ này đã ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, tiêu biểu nhất là nghiên cứu của các nhóm tác giả nhƣ: Joan Selorm Tsorhe, Anthony Q.Q.Aboagye và Anthony Kyereboah-Coleman (2009), Terry McNulty, Chris Florackis, Phillip Ormrod (2012), Eduardus Tandelilin và các cộng sự (2007), Bassem Salhi, Younes Boujelbene (2012). Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau, họ khai thác một hay nhiều khía cạnh của QTCT và QTRR. Điểm chung của các nghiên cứu này là các tác giả đều dùng yếu tố về HĐQT và cơ cấu sở hữu để đại diện cho việc đánh giá về QTCT. Riêng về yếu tố QTRR, nhiều tác giả nghiên cứu về rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh và phổ biến nhất là đo lƣờng các yếu tố về rủi ro tài chính. Từ việc kế thừa và chọn lọc những nhân tố đặc trƣng, phổ biến của các nghiên cứu đi trƣớc, bài viết đã xây dựng mô hình nghiên cứu riêng để xem xét mối tƣơng quan giữa hai cấu trúc trên. Cấu trúc nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận chính là theo cơ chế QTCT bên trong và cơ chế QTCT bên ngoài của Macey và O'Hara (2001). Ciancanelli and Gonzales (2000) chỉ ra rằng trong ngành ngân hàng, những quy định và quy tắc điều chỉnh cơ chế là đại diện do cơ chế QTCT bên ngoài. Trong khi đó Llewellyn và Sinha (2000) cho rằng QTCT nội bộ là cơ chế về trách nhiệm, giám sát, kiểm soát và quản lý của một công ty liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực và chấp nhận rủi ro. 2. Mô hình nghiên cứu: Bài viết dựa trên cách tiếp cận cơ chế quản trị công ty của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: