Nghiên cứu một số biện pháp quản lý xói mòn đất canh tác ngô tại Sơn La
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 322.86 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để giải quyết một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả canh tác ngô bền vững trên đất dốc, Bài viết tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm quản lý xói mòn đất và không làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế khi canh tác ngô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số biện pháp quản lý xói mòn đất canh tác ngô tại Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÓI MÒN ĐẤT CANH TÁC NGÔ TẠI SƠN LA Nguyễn Hoàng Phương, Đoàn Đức Lân Trường Đại học Tây Bắc Email: nguyenphuong@utb.edu.vn; doanduclan@utb.edu.vn Tóm tắt: Canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề cấp bách hiện nay tại Sơn La nói riêng và khu vực miền núi nói chung. Thí nghiệm quản lý xói mòn đất với 4 công thức gồm: không làm đất (CT1), làm đất tối thiểu (CT2), trồng xen đậu nho nhe với ngô (CT3) và công thức đối chứng theo cách làm thông thường của người dân (CT4) đã thu được một số kết quả. Lượng sinh khối của các công thức từ 0,8 - 8,8 tấn khô/ha trong đó CT3 cao nhất và CT4 thấp nhất. Độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm từ 20 - 80%, trong đó CT1 cao nhất và CT4 thấp nhất. Dung trọng đất dao động từ 1,15 - 1,82 g/cm3, trong đó dung trọng thấp nhất ở lần đo thứ 8, cao nhất ở lần đo thứ 1 của CT1. Tốc độ thấm tại thời điểm đầu vụ của các công thức từ 46,88 - 248,43 mm/10 phút và có sự khác biệt có ý nghĩa. Giai đoạn cuối vụ, tốc độ thẩm thấu từ 37,48 - 11,36 mm/10 phút, trong đó CT1 cao nhất và CT3 thấp nhất. Tổng lượng đất bị xói mòn của các công thức từ 33,75 - 94,76 tấn/ha, trong đó CT3 lượng đất bị xói mòn nhiều nhất, CT2 thấp nhất. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm từ 5,36 - 7,14 tấn/ha, trong đó công thức đối chứng có năng suất cao nhất và CT1 có năng suất thấp nhất. Lợi nhuận khi không tính công lao động của tất cả công thức thí nghiệm đều thấp hơn công thức đối chứng từ 6,377 - 12,073 triệu đồng/ha. Từ khóa: Xói mòn, trồng xen, dung trọng, thẩm thấu, sinh khối. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có khoảng > 25 triệu ha đất dốc, trong đó gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha. Đất canh tác vùng Tây Bắc Việt Nam chủ yếu là đất dốc, trong đó đất dốc trên 25o chiếm khoảng 63%, đất trống đồi núi trọc không thể canh tác chiếm 25,5% diện tích [2]. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng, sản xuất ngô chủ yếu trên đất đồi vừa cao vừa dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động được nước tưới, đồng thời người dân không áp dụng các biện pháp canh tác hạn chế hay quản lý xói mòn đất canh tác, dẫn đến hiệu quả canh tác ngô giảm dần qua các năm và nguồn tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, lượng đất bị xói mòn do canh tác ngô từ 150 - 300 tấn/ha/vụ ở độ dốc từ 20o - 22o [1]. Huyện Mộc Châu - Sơn La là một điển hình của canh tác trên đất dốc ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc với tầng đất canh tác dày, cây trồng chủ yếu của người dân là ngô và lúa nương. Kiểu canh tác ở đây là dọn sạch cỏ và đốt trước khi trồng, mặt đất không được che phủ. Vì thế, lượng chất hữu cơ trên bề mặt bị xói mòn và rửa trôi sau những trận mưa là rất lớn. Để giải quyết một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả canh tác ngô bền vững trên đất dốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm quản lý xói mòn đất và không làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế khi canh tác ngô. 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu RCB với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm gồm: không làm đất (CT1), làm đất tối thiểu (CT2), trồng xen đậu nho nhe với ngô (CT3) và công thức đối chứng theo cách làm thông thường của người dân (CT4). Diện tích 1 ô thí nghiệm là 100 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 2.000 m2. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: sinh khối và độ che phủ theo phương pháp của Gunnar (2011) [4, 5], dung trọng theo phương pháp của Elrick và Reynolds (1990) [3], thẩm thấu theo phương pháp của Meintyre (1974) và lượng đất di chuyển theo phương pháp PIN của Hudson (1978) [9]. Năng suất và hiệu quả kinh tế tính theo phương pháp hiện hành. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MiniTab 16.0.2 theo tiêu chuẩn Tuckey ở mức ý nghĩa 0,05. 132 Nguyễn Hoàng Phương, Đoàn Đức Lân 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lượng sinh khối và độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm Sinh khối cây trồng góp phần rất quan trọng trong quá trình bảo vệ đất khỏi xói mòn do tác động trực tiếp của các hạt mưa đến bề mặt đất canh tác. Ngoài ra, còn góp phần bổ sung dinh dưỡng trả lại cho đất. Kết quả đánh giá được chúng tôi trình bày tại Bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của biện pháp quản lý xói mòn đến sinh khối và độ che phủ đồng ruộng Lượng sinh khối Lượng sinh khối Độ che phủ Công thức trước khi đốt (tấn/ha) sau khi đốt tấn/ha) (%) CT1 8,0 8,6a 80a CT2 8,1 8,6a 70a CT3 8,2 8,8a 70a CT4 7,6 0,8b 20b P0,05 0,362 0,00 0,00 Về độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm chúng tôi thấy, các công thức thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa. Độ che phủ từ 20 - 80%, trong đó công thức 1 cao nhất và công thức 4 thấp nhất. Nguyên nhân là do công thức 1 người dân sử dụng gậy để chọc lỗ tra hạt, nên lớp che phủ bị xô lệch ít, còn công thức 4 là công thức đối chứng, người dân đốt tàn dư thực vật tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số biện pháp quản lý xói mòn đất canh tác ngô tại Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÓI MÒN ĐẤT CANH TÁC NGÔ TẠI SƠN LA Nguyễn Hoàng Phương, Đoàn Đức Lân Trường Đại học Tây Bắc Email: nguyenphuong@utb.edu.vn; doanduclan@utb.edu.vn Tóm tắt: Canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề cấp bách hiện nay tại Sơn La nói riêng và khu vực miền núi nói chung. Thí nghiệm quản lý xói mòn đất với 4 công thức gồm: không làm đất (CT1), làm đất tối thiểu (CT2), trồng xen đậu nho nhe với ngô (CT3) và công thức đối chứng theo cách làm thông thường của người dân (CT4) đã thu được một số kết quả. Lượng sinh khối của các công thức từ 0,8 - 8,8 tấn khô/ha trong đó CT3 cao nhất và CT4 thấp nhất. Độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm từ 20 - 80%, trong đó CT1 cao nhất và CT4 thấp nhất. Dung trọng đất dao động từ 1,15 - 1,82 g/cm3, trong đó dung trọng thấp nhất ở lần đo thứ 8, cao nhất ở lần đo thứ 1 của CT1. Tốc độ thấm tại thời điểm đầu vụ của các công thức từ 46,88 - 248,43 mm/10 phút và có sự khác biệt có ý nghĩa. Giai đoạn cuối vụ, tốc độ thẩm thấu từ 37,48 - 11,36 mm/10 phút, trong đó CT1 cao nhất và CT3 thấp nhất. Tổng lượng đất bị xói mòn của các công thức từ 33,75 - 94,76 tấn/ha, trong đó CT3 lượng đất bị xói mòn nhiều nhất, CT2 thấp nhất. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm từ 5,36 - 7,14 tấn/ha, trong đó công thức đối chứng có năng suất cao nhất và CT1 có năng suất thấp nhất. Lợi nhuận khi không tính công lao động của tất cả công thức thí nghiệm đều thấp hơn công thức đối chứng từ 6,377 - 12,073 triệu đồng/ha. Từ khóa: Xói mòn, trồng xen, dung trọng, thẩm thấu, sinh khối. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có khoảng > 25 triệu ha đất dốc, trong đó gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha. Đất canh tác vùng Tây Bắc Việt Nam chủ yếu là đất dốc, trong đó đất dốc trên 25o chiếm khoảng 63%, đất trống đồi núi trọc không thể canh tác chiếm 25,5% diện tích [2]. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng, sản xuất ngô chủ yếu trên đất đồi vừa cao vừa dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động được nước tưới, đồng thời người dân không áp dụng các biện pháp canh tác hạn chế hay quản lý xói mòn đất canh tác, dẫn đến hiệu quả canh tác ngô giảm dần qua các năm và nguồn tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, lượng đất bị xói mòn do canh tác ngô từ 150 - 300 tấn/ha/vụ ở độ dốc từ 20o - 22o [1]. Huyện Mộc Châu - Sơn La là một điển hình của canh tác trên đất dốc ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc với tầng đất canh tác dày, cây trồng chủ yếu của người dân là ngô và lúa nương. Kiểu canh tác ở đây là dọn sạch cỏ và đốt trước khi trồng, mặt đất không được che phủ. Vì thế, lượng chất hữu cơ trên bề mặt bị xói mòn và rửa trôi sau những trận mưa là rất lớn. Để giải quyết một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả canh tác ngô bền vững trên đất dốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm quản lý xói mòn đất và không làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế khi canh tác ngô. 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu RCB với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm gồm: không làm đất (CT1), làm đất tối thiểu (CT2), trồng xen đậu nho nhe với ngô (CT3) và công thức đối chứng theo cách làm thông thường của người dân (CT4). Diện tích 1 ô thí nghiệm là 100 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 2.000 m2. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: sinh khối và độ che phủ theo phương pháp của Gunnar (2011) [4, 5], dung trọng theo phương pháp của Elrick và Reynolds (1990) [3], thẩm thấu theo phương pháp của Meintyre (1974) và lượng đất di chuyển theo phương pháp PIN của Hudson (1978) [9]. Năng suất và hiệu quả kinh tế tính theo phương pháp hiện hành. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MiniTab 16.0.2 theo tiêu chuẩn Tuckey ở mức ý nghĩa 0,05. 132 Nguyễn Hoàng Phương, Đoàn Đức Lân 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lượng sinh khối và độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm Sinh khối cây trồng góp phần rất quan trọng trong quá trình bảo vệ đất khỏi xói mòn do tác động trực tiếp của các hạt mưa đến bề mặt đất canh tác. Ngoài ra, còn góp phần bổ sung dinh dưỡng trả lại cho đất. Kết quả đánh giá được chúng tôi trình bày tại Bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của biện pháp quản lý xói mòn đến sinh khối và độ che phủ đồng ruộng Lượng sinh khối Lượng sinh khối Độ che phủ Công thức trước khi đốt (tấn/ha) sau khi đốt tấn/ha) (%) CT1 8,0 8,6a 80a CT2 8,1 8,6a 70a CT3 8,2 8,8a 70a CT4 7,6 0,8b 20b P0,05 0,362 0,00 0,00 Về độ che phủ đất của các công thức thí nghiệm chúng tôi thấy, các công thức thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa. Độ che phủ từ 20 - 80%, trong đó công thức 1 cao nhất và công thức 4 thấp nhất. Nguyên nhân là do công thức 1 người dân sử dụng gậy để chọc lỗ tra hạt, nên lớp che phủ bị xô lệch ít, còn công thức 4 là công thức đối chứng, người dân đốt tàn dư thực vật tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Canh tác bền vững Canh tác bền vững trên đất dốc Quản lý xói mòn đất Trồng xen đậu nho nhe với ngô Canh tác ngôGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 21 0 0
-
6 trang 16 0 0
-
10 trang 14 0 0
-
Hiệu quả canh tác ngô có che phủ đất bằng xác hữu cơ
2 trang 12 0 0 -
6 trang 8 0 0
-
VETIVER – LOẠI CỎ ĐA NĂNG, ĐA DỤNG TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG
5 trang 3 0 0