![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả vải (Litchi chinensis Sonn.) trồng tại Bắc Giang
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 416.03 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý (hàm lượng các sắc tố), hóa sinh (hàm lượng đường khử, tinh bột, axit hữu cơ tổng số, vitamin C, hoạt độ các enzym α - amylaza, catalaza, peroxydaza) theo tuổi phát triển của quả vải từ khi hình thành cho đến khi quả chín.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả vải (Litchi chinensis Sonn.) trồng tại Bắc Giang BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00096 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ VẢI (Litchi chinensis Sonn.) TRỒNG TẠI BẮC GIANG Lê Văn Trọng1,*, Nguyễn Như Khanh2, Đoàn Thị Kim Hằng3 Tóm tắt: Bài báo trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý (hàm lượng các sắc tố), hóa sinh (hàm lượng đường khử, tinh bột, axit hữu cơ tổng số, vitamin C, hoạt độ các enzym α - amylaza, catalaza, peroxydaza) theo tuổi phát triển của quả vải từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Dựa vào sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh đã xác định được thời điểm chín sinh lý, đây là thời điểm quả ngừng sinh trưởng và tích lũy được hầu như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu. Đối với quả vải trồng tại Bắc Giang, thời điểm chín sinh lí của quả là 11 tuần sau khi hình thành quả. Đây là thời điểm thu hái quả thích hợp nhất. Từ khóa: Chỉ tiêu sinh lý, chỉ tiêu sinh hóa, chín sinh lý, quả vải. 1. MỞ ĐẦU Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn., thuộc họ bồ Hòn, là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (Trần Thế Tục và nnk., 1999). Ngày nay, vải chủ yếu được trồng ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Nam Phi và các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới khác trên thế giới. Hiện nay Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia sản xuất vải hàng đầu trên thế giới (Padoan et al., 2012). Vải là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15-20 m, tán lá lớn, bộ rễ phát triển rộng. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, vì vậy cây vải hiện nay được trồng tương đối phổ biến ở nước ta với nhiều giống khác nhau. Trong đó giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, cây vải được trồng nhiều nhất là ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Ngô Thế Dân, 2002). Vải không chỉ là loại cây đem lại giá trị kinh tế lớn mà quả vải có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chứa nhiều vitamin C, đường, axit, các chất khoáng,... Ngoài ra các thành phần của quả vải còn là nguồn dược liệu quý chữa được nhiều bệnh cho con người. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây và quả vải. Eswar et al., (2016) nghiên cứu các thành phần hóa học của hầu hết các bộ phận của vải đã cho thấy hầu hết các bộ phận của quả vải có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh và quả vải còn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn. Nghiên cứu của Menzel (2001) cho thấy trong quá trình chăm sóc vải, các biện pháp như tưới nước, bón phân, cắt tỉa có thể có tác động lớn 1Trường Đại học Hồng Đức 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3Trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn *Email: levantrong@hdu.edu.vn PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 777 đến sự phát triển của cây làm tăng năng suất và lợi nhuận. Nguyễn Quang Thảo và nnk. (1999) đã phân tích và xác định được các thành phần cơ bản của quả vải thiều ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu tập trung chủ yếu vào xác định thành phần hóa học, tính chất dược liệu và các biện pháp tăng năng suất cây vải mà chưa tập trung nghiên cứu về sự biến đổi sinh lý, hóa sinh trong quá trình sinh trưởng của quả vải. Mặt khác ở nước ta hiện nay, việc thu hái và bảo quản quả vải chưa thực sự có cơ sở khoa học mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà làm vườn, điều này làm cho phần lớn quả vải trên thị trường chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu quả, phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả để tìm ra thời điểm chín sinh lý giúp người tiêu dùng sử dụng và bảo quản quả tốt hơn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Giống vải thiều Thanh Hà trồng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu được tiến hành tại bộ môn Sinh lý học thực vật và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mẫu Mẫu được thu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Trên toàn diện tích thí nghiệm, chúng tôi thu mẫu tại nhiều điểm, trên nhiều cây, các cây này đều phát triển bình thường, không sâu bệnh, có tuổi và điều kiện chăm sóc khá đồng đều. Khi quả mới hình thành chúng tôi tiến hành đánh dấu hàng loạt quả trên các cây thí nghiệm và ghi chép theo ngày tháng và tiến hành nghiên cứu ở các thời điểm quả được 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, 9 tuần, 10 tuần, 11 tuần và 12 tuần tuổi. Mỗi thời điểm nghiên cứu chúng tôi thu mẫu ở tất cả các cây: mỗi cây 20 quả. Mẫu thu về trộn đều, cho vào túi nilông, ghi phiếu. Các mẫu được thu vào buổi sáng, sau đó bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm. Một phần mẫu được dùng để phân tích ngay với các chỉ tiêu hàm lượng sắc tố, enzym, vitamin C. Phần mẫu còn lại được bảo quản ở – 80 oC để phân tích các chỉ tiêu khác. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa Xác định hàm lượng sắc tố trong vỏ quả bằng phương pháp quang phổ theo công thức của Mac - Kinney (Nguyễn Văn Mã và nnk., 2013). Định lượng đường khử, tinh bột theo phương pháp Bertrand (Phạm Thị Trân Châu và nnk., 1996). Định lượng axit hữu cơ tổng số (Ermakov et al., 1972). Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ (Nguyễn Văn Mùi, 2001). Xác định hoạt độ α - amylaza trên máy quang phổ ở bước sóng 656 nm (Nguyễn Văn Mùi, 2001). 778 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Xác định hoạt độ enzym catalaza theo phương pháp của Bac A. N. và Oparin A. I. (Phạm Thị Trân Châu và nnk., 1996). Xác định hoạt độ enzym pe ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả vải (Litchi chinensis Sonn.) trồng tại Bắc Giang BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00096 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ VẢI (Litchi chinensis Sonn.) TRỒNG TẠI BẮC GIANG Lê Văn Trọng1,*, Nguyễn Như Khanh2, Đoàn Thị Kim Hằng3 Tóm tắt: Bài báo trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý (hàm lượng các sắc tố), hóa sinh (hàm lượng đường khử, tinh bột, axit hữu cơ tổng số, vitamin C, hoạt độ các enzym α - amylaza, catalaza, peroxydaza) theo tuổi phát triển của quả vải từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Dựa vào sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh đã xác định được thời điểm chín sinh lý, đây là thời điểm quả ngừng sinh trưởng và tích lũy được hầu như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu. Đối với quả vải trồng tại Bắc Giang, thời điểm chín sinh lí của quả là 11 tuần sau khi hình thành quả. Đây là thời điểm thu hái quả thích hợp nhất. Từ khóa: Chỉ tiêu sinh lý, chỉ tiêu sinh hóa, chín sinh lý, quả vải. 1. MỞ ĐẦU Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn., thuộc họ bồ Hòn, là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (Trần Thế Tục và nnk., 1999). Ngày nay, vải chủ yếu được trồng ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Nam Phi và các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới khác trên thế giới. Hiện nay Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia sản xuất vải hàng đầu trên thế giới (Padoan et al., 2012). Vải là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15-20 m, tán lá lớn, bộ rễ phát triển rộng. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, vì vậy cây vải hiện nay được trồng tương đối phổ biến ở nước ta với nhiều giống khác nhau. Trong đó giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, cây vải được trồng nhiều nhất là ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Ngô Thế Dân, 2002). Vải không chỉ là loại cây đem lại giá trị kinh tế lớn mà quả vải có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chứa nhiều vitamin C, đường, axit, các chất khoáng,... Ngoài ra các thành phần của quả vải còn là nguồn dược liệu quý chữa được nhiều bệnh cho con người. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây và quả vải. Eswar et al., (2016) nghiên cứu các thành phần hóa học của hầu hết các bộ phận của vải đã cho thấy hầu hết các bộ phận của quả vải có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh và quả vải còn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn. Nghiên cứu của Menzel (2001) cho thấy trong quá trình chăm sóc vải, các biện pháp như tưới nước, bón phân, cắt tỉa có thể có tác động lớn 1Trường Đại học Hồng Đức 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3Trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn *Email: levantrong@hdu.edu.vn PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 777 đến sự phát triển của cây làm tăng năng suất và lợi nhuận. Nguyễn Quang Thảo và nnk. (1999) đã phân tích và xác định được các thành phần cơ bản của quả vải thiều ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu tập trung chủ yếu vào xác định thành phần hóa học, tính chất dược liệu và các biện pháp tăng năng suất cây vải mà chưa tập trung nghiên cứu về sự biến đổi sinh lý, hóa sinh trong quá trình sinh trưởng của quả vải. Mặt khác ở nước ta hiện nay, việc thu hái và bảo quản quả vải chưa thực sự có cơ sở khoa học mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà làm vườn, điều này làm cho phần lớn quả vải trên thị trường chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu quả, phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả để tìm ra thời điểm chín sinh lý giúp người tiêu dùng sử dụng và bảo quản quả tốt hơn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Giống vải thiều Thanh Hà trồng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu được tiến hành tại bộ môn Sinh lý học thực vật và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mẫu Mẫu được thu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Trên toàn diện tích thí nghiệm, chúng tôi thu mẫu tại nhiều điểm, trên nhiều cây, các cây này đều phát triển bình thường, không sâu bệnh, có tuổi và điều kiện chăm sóc khá đồng đều. Khi quả mới hình thành chúng tôi tiến hành đánh dấu hàng loạt quả trên các cây thí nghiệm và ghi chép theo ngày tháng và tiến hành nghiên cứu ở các thời điểm quả được 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, 9 tuần, 10 tuần, 11 tuần và 12 tuần tuổi. Mỗi thời điểm nghiên cứu chúng tôi thu mẫu ở tất cả các cây: mỗi cây 20 quả. Mẫu thu về trộn đều, cho vào túi nilông, ghi phiếu. Các mẫu được thu vào buổi sáng, sau đó bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm. Một phần mẫu được dùng để phân tích ngay với các chỉ tiêu hàm lượng sắc tố, enzym, vitamin C. Phần mẫu còn lại được bảo quản ở – 80 oC để phân tích các chỉ tiêu khác. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa Xác định hàm lượng sắc tố trong vỏ quả bằng phương pháp quang phổ theo công thức của Mac - Kinney (Nguyễn Văn Mã và nnk., 2013). Định lượng đường khử, tinh bột theo phương pháp Bertrand (Phạm Thị Trân Châu và nnk., 1996). Định lượng axit hữu cơ tổng số (Ermakov et al., 1972). Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ (Nguyễn Văn Mùi, 2001). Xác định hoạt độ α - amylaza trên máy quang phổ ở bước sóng 656 nm (Nguyễn Văn Mùi, 2001). 778 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Xác định hoạt độ enzym catalaza theo phương pháp của Bac A. N. và Oparin A. I. (Phạm Thị Trân Châu và nnk., 1996). Xác định hoạt độ enzym pe ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ tiêu sinh lý của quả vải Chỉ tiêu sinh hóa của quả vải Litchi chinensis Sonn. Động thái hoạt độ enzym α - amylaza Sinh lý học thực vậtTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Sinh lý học thực vật: Phần 2
93 trang 41 0 0 -
149 trang 35 0 0
-
Sinh lý học thực vật và các phương pháp nghiên cứu: Phần 1
126 trang 32 0 0 -
Giáo trình Sinh lý học thực vật - Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên
168 trang 29 0 0 -
Giáo trình Sinh lý học thực vật (Tái bản): Phần 1
126 trang 28 0 0 -
Giáo trình Sinh lý học thực vật: Phần 1
106 trang 25 0 0 -
Giáo trình Sinh lý học thực vật (Tái bản): Phần 2
86 trang 23 0 0 -
171 trang 22 0 0
-
Nghiên cứu sinh lý học người và động vật (Tập 1): Phần 1
117 trang 21 0 0 -
163 trang 19 0 0