Danh mục

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2009-2010

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2009- 2010
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2009-2010 Lê Thị Lựu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 83 - 89 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW THÁI NGUYÊN 2009- 2010 Lê Thị Lựu* và cộng sự Bộ môn Truyền nhiễm - Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa Truyền nhiễm- BVĐKTƯTN năm 2009- 2010 nhằm nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị , chúng tôi thu được kết quả sau: - Lâm sàng: sốt xuất huyết độ II gặp 85,8%; độ III gặp 9 ca chiếm 8,5%; Sốt cao trên 39 oC chiếm 93,4%, thường sốt từ 5- 6 ngày với tỉ lệ 71,7%; Xuất huyết gặp ở các hình thái: dưới da (94,33%), niêm mạc (38,5%), nôi tạng (5,65%). Xuất huyết xảy ra ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh (83,85%); Các triệu chứng đau đầu, đau cơ khớp, da và niêm mạc xung huyết ở bệnh nhân sốt xuất huyết chiếm tỉ lệ cao từ 97,2 đến 100%; Gan to chiếm tỉ lệ 36,8%; nôn gặp 39,6%. - Cận lâm sàng: Bạch cầu giảm dưới 4000/mm3 chiếm 74,5%; Hematocrit tăng ≥ 48% chiếm tỉ lệ 34,9%; Hct tăng < 48% gặp 60,35% ; Tiểu cầu giảm 50.000- < 100.000/mm3 chiếm 69,75%; giảm < 50.000/mm3 là 27,4%; Men gan tăng(SGOT và SGPT) chiếm 40,6%; Prothrombin giảm < 80% chiếm 32,1%; trong đó giảm < 60% chiếm 5,3%. - Kết quả điều trị: 100% khỏi ra viện; Ngày điều trị trung bình: 7,05 ± 0,6 ngày. Từ khóa: Virus Dengue, sốt, xuất huyết, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị. ĐẶT VẤN ĐỀ* Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Bệnh lây lan nhanh, có thể gây dịch lớn và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng [2,4,]. Bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở châu Á, bệnh lưu hành ở hầu hết các quốc gia, bệnh gặp ở cả vùng thành thị, nông thôn, tuy nhiên tập trung cao ở các khu vực có mật độ dân cư đông, tình trạng đô thị hóa cao. Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 50 đến 100 triệu người nhiễm virus Dengue, trong đó có hơn 500.000 người phải nhập viện. Ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, sốt xuất huyết Dengue là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, vì vậy sốt xuất huyết Dengue vẫn còn là một vấn đề quan trọng xếp hàng ưu tiên trong công tác phòng chữa bệnh ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [11]. Việt Nam được coi là vùng dịch lưu hành địa phương, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2009 cho thấy, hiện nay sốt xuất huyết Dengue đứng thứ 7 trong số 10 nguyên nhân nhập viện hàng đầu [2]. * Tại Thái Nguyên, theo thông tin của TTYTDP Thái Nguyên những năm gần đây, chưa phát hiện ổ dịch SXH nào tại địa bàn. Tuy nhiên, năm 2009 số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa Truyền nhiễm tăng lên một cách đáng kể so với những năm trước đây, với những diễn biến lâm sàng đa dạng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa TƯ Thái Nguyên 2009- 2010” nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết Dengue điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD của Bộ Y tế năm 2009 [2]: Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2- 7 ngày; xuất huyết với nhiều hình thái: dấu hiệu dây thắt Tel: 0975.818.099; Email: lethiluuyktn@yahoo.com.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lê Thị Lựu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ dương tính, xuất huyết dưới da, xuất huyết ở niêm mạc, xuất huyết ở nội tạng; gan to; sốc hoặc không. Cận lâm sàng: Hct thêm ít nhất 20% so với giá trị bình thường, số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 /mm3. Bệnh nhân được chẩn đoán là SXHD khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn cận lâm sàng. Phân độ lâm sàng: Độ I: sốt đột ngột kéo dài từ 2 – 7 ngày, dấu hiệu dây thắt dương tính; Độ II: như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da và niêm mạc; Độ III: có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoạc hạ, da lạnh, bứt rứt hoặc vật vã li bì. Độ IV: Sốc nặng, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được Chẩn đoán xác định SXHD: tìm kháng thể kháng virus Dengue lớp IgM. Xét nghiệm được làm tại khoa xét nghiệm BVĐKTƯ Thái Nguyên, khoa Dịch tễ- Viện VSDT Tru ...

Tài liệu được xem nhiều: