![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 877.26 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản lợn nái Landrace đã được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cụ thể như sau: tuổi động dục lần đầu 170,78 ngày; tuổi phối giống lần đầu 217,70 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 331,76 ngày; thời gian mang thai 114,06 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ 155,78 ngày; số lứa đẻ/nái/năm 2,34.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI Trần Thị Hoài Thu 1, Võ Thị Thu Hà2, Hồ Thị Phương Sáu3 Tóm tắt: Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản lợn nái Landrace đã được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cụ thể như sau: tuổi động dục lần đầu 170,78 ngày; tuổi phối giống lần đầu 217,70 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 331,76 ngày; thời gian mang thai 114,06 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ 155,78 ngày; số lứa đẻ/nái/năm 2,34. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ, số con cai sữa trên một lứa đẻ là 9,66; 9,22 và 9,04 con/nái. Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh, khối lượng sơ sinh toàn lứa đẻ và khối lượng lợn con cai sữa là 1,56 kg/con; 14,34 kg/lứa và 58,49 kg/lứa. Sản lượng sữa đạt 132,43 kg trên một nái đẻ. Những kết quả trên đã giúp các hộ chăn nuôi lợn có thêm những kiến thức và kỹ năng trong công tác chọn giống lợn thuần cao sản phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của hộ gia đình và điều kiện khí hậu tại địa phương. Từ khóa: Nghiên cứu, đặc điểm sinh sản, lợn nái Landrace. 1. Đặt vấn đề Gia Lai là tỉnh thuộc phía bắc Tây Nguyên, một trong những trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên. Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở Gia Lai đã có nhiều bước phát triển. Ở nước ta, bên cạnh một số giống lợn địa phương thì các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi) với mục đích nhằm nâng cao khả năng sinh sản, sinh trưởng, tăng tỷ lệ nạc… Từ năm 2020, Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã lai tạo ra đàn lợn Landrace để phục vụ cho chương trình nhân giống nhằm cung cấp cho thị trường những con giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng thích nghi, khả năng sinh sản của giống lợn Landrace nuôi trong điều kiện khí hậu của tỉnh Gia Lai còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landarce nuôi tại tỉnh Gia Lai là việc làm cần thiết, từ đó đưa ra các cơ sở dữ liệu khoa học và kết luận phù hợp với thực tế địa phương, nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái Landrace được nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 1. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 2. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 3. KS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 52 TRẦN THỊ HOÀI THU - VÕ THỊ THU HÀ - HỒ THỊ PHƯƠNG SÁU Giống lợn cái thuần cao sản Landrace có nguồn gốc tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai, nuôi từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021 và tháng 02/2021 đưa vào nghiên cứu khi đang sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi trên 50 con lợn cái thuần cao sản Landrace sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đàn lợn nái chửa được nuôi trong cũi trên nền chuồng bê tông, lợn nái đẻ nuôi con trên chuồng lồng theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng kín. Thức ăn cho các đối tượng lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được nhập trực tiếp từ Công ty cổ phần Việt - Pháp Proconco, có thành phần và giá trị dinh dưỡng cân đối. Đàn lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình chăn nuôi. Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh sản ở lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, số con cai sữa trên một lứa đẻ, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con sơ sinh toàn lứa đẻ, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm, khả năng sản xuất sữa của lợn nái thuần Landrace. Cách theo dõi và thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu: Để đạt được thông số chính xác, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp với những đối tượng nghiên cứu. - Tuổi động dục lần đầu (ngày): Được xác định bằng khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu như bỏ ăn, phá chuồng, chịu đực. - Tuổi phối giống đầu tiên (ngày): Được xác định qua thực tế sản xuất khi lợn được phối giống lần đầu vào lần động dục thứ 2. - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Được xác định từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai (ngày): Được xác định trên thực tế ghi chép (là khoảng thời gian từ lúc lợn nái được phối giống thành công đến lúc đẻ). - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): Được xác định bằng thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau khi cai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI Trần Thị Hoài Thu 1, Võ Thị Thu Hà2, Hồ Thị Phương Sáu3 Tóm tắt: Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản lợn nái Landrace đã được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cụ thể như sau: tuổi động dục lần đầu 170,78 ngày; tuổi phối giống lần đầu 217,70 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 331,76 ngày; thời gian mang thai 114,06 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ 155,78 ngày; số lứa đẻ/nái/năm 2,34. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ, số con cai sữa trên một lứa đẻ là 9,66; 9,22 và 9,04 con/nái. Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh, khối lượng sơ sinh toàn lứa đẻ và khối lượng lợn con cai sữa là 1,56 kg/con; 14,34 kg/lứa và 58,49 kg/lứa. Sản lượng sữa đạt 132,43 kg trên một nái đẻ. Những kết quả trên đã giúp các hộ chăn nuôi lợn có thêm những kiến thức và kỹ năng trong công tác chọn giống lợn thuần cao sản phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của hộ gia đình và điều kiện khí hậu tại địa phương. Từ khóa: Nghiên cứu, đặc điểm sinh sản, lợn nái Landrace. 1. Đặt vấn đề Gia Lai là tỉnh thuộc phía bắc Tây Nguyên, một trong những trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên. Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở Gia Lai đã có nhiều bước phát triển. Ở nước ta, bên cạnh một số giống lợn địa phương thì các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi) với mục đích nhằm nâng cao khả năng sinh sản, sinh trưởng, tăng tỷ lệ nạc… Từ năm 2020, Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã lai tạo ra đàn lợn Landrace để phục vụ cho chương trình nhân giống nhằm cung cấp cho thị trường những con giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng thích nghi, khả năng sinh sản của giống lợn Landrace nuôi trong điều kiện khí hậu của tỉnh Gia Lai còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landarce nuôi tại tỉnh Gia Lai là việc làm cần thiết, từ đó đưa ra các cơ sở dữ liệu khoa học và kết luận phù hợp với thực tế địa phương, nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái Landrace được nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 1. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 2. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 3. KS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 52 TRẦN THỊ HOÀI THU - VÕ THỊ THU HÀ - HỒ THỊ PHƯƠNG SÁU Giống lợn cái thuần cao sản Landrace có nguồn gốc tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai, nuôi từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021 và tháng 02/2021 đưa vào nghiên cứu khi đang sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi trên 50 con lợn cái thuần cao sản Landrace sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đàn lợn nái chửa được nuôi trong cũi trên nền chuồng bê tông, lợn nái đẻ nuôi con trên chuồng lồng theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng kín. Thức ăn cho các đối tượng lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được nhập trực tiếp từ Công ty cổ phần Việt - Pháp Proconco, có thành phần và giá trị dinh dưỡng cân đối. Đàn lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình chăn nuôi. Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh sản ở lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, số con cai sữa trên một lứa đẻ, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con sơ sinh toàn lứa đẻ, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm, khả năng sản xuất sữa của lợn nái thuần Landrace. Cách theo dõi và thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu: Để đạt được thông số chính xác, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp với những đối tượng nghiên cứu. - Tuổi động dục lần đầu (ngày): Được xác định bằng khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu như bỏ ăn, phá chuồng, chịu đực. - Tuổi phối giống đầu tiên (ngày): Được xác định qua thực tế sản xuất khi lợn được phối giống lần đầu vào lần động dục thứ 2. - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Được xác định từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai (ngày): Được xác định trên thực tế ghi chép (là khoảng thời gian từ lúc lợn nái được phối giống thành công đến lúc đẻ). - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): Được xác định bằng thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau khi cai ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lợn nái Landrace Đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh Công tác chọn giống lợn thuần cao sản Kỹ thuật chăm sóc lợn nái LandraceTài liệu liên quan:
-
6 trang 17 0 0
-
8 trang 10 0 0
-
159 trang 8 0 0
-
27 trang 2 0 0
-
171 trang 2 0 0