Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 914.39 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 19 - 25 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIÊN TAI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN Trần Thị Hằng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung xác định nguy cơ xói mòn đất tiềm năng ở Điện Biên, nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông, lâm nghiệp bền vững trong tỉnh. Mức nguy cơ xói mòn mạnh và rất mạnh: chiếm 6,65% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Tủa Chùa, dọc lưu vực sông Đà; Nguy cơ xói mòn trung bình: phần lớn huyện Mường Chà (chiếm 57,64% diện tích toàn tỉnh). Từ đó, chúng tôi xây dựng một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai trong khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thiên tai, xói mòn, lũ bùn, đất trượt. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, xói mòn đất, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nghiên cứu về vấn đề này, ở Tây Bắc đã có các đề tài tiêu biểu như: “Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp phòng chống”[2]; “Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai”[4]. Phạm vi của các đề tài làcả tỉnh Lai Châu cũ, chưa có nghiên cứu cụ thể dành riêng cho tỉnh Điện Biên.Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS trong thành lập mô hình bản đồ trượt lở, xói mòn đất ở tỉ lệ 1:100.000, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng các nguồn tài nguyên và phòng chống thiên tai trong tỉnh Điện Biên. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các tài liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ nền địa hình tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 (Bộ Tài nguyên và Môi trường); bản đồ địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam); các bản đồ chuyên đề thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí hậu tỉnh Điện Biên; mặt khác, nguồn cơ sở tài liệu còn bao gồm các kết quả điều tra nghiên cứu thực địa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu chính Phương pháp thu thập, xử lý, thống kê số liệu, tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập tất cả các tài liệu, số liệu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường của Điện Biên. Ngày nhận bài: 17/8/2018. Ngày nhận đăng: 22/9/2018 Liên lạc: Trần Thị Hằng; e-mail: hang.tran256@gmail.com 19 Nhóm phương pháp thực địa: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các địa phương khác nhau của tỉnh Điện Biên. Những kết quả thu thập được trên thực địa là tư liệu quan trọng nhằm minh họa, bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết của bài báo. Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám: Các bản đồ trong bài báo đều được xây dựng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) với một số phần mềm Mapinfo, Arcgis 10 (xử lý số liệu, xây dựng mô hình xói mòn đất). Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ xói mòn đất trên cơ sở sử dụng mô hình mất đất phổ dụng (hay mô hình mất đất tổng quát) USLE (Universal Soil Loss Equation) [5]. Mô hình do nhóm tác giả W.H. Wischmeier và D.D. Smith đề xuất, cho phép ước lượng lượng đất mất hàng năm, phương trình tổng quát có dạng: A = R*K*LS*C*P Trong đó: A - lượng đất mất trung bình hàng năm (kg/m2.năm). R - hệ số xói mòn do mưa (thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở EI30) (KJ.mm/m2.h.năm); R=EI30/1.000 với E là động năng của mưa (J/m2), I là lượng mưa lớn nhất trong vòng 30 phút (mm/h). K là hệ số xói của đất (được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn của mưa trong điều kiện chuẩn, nghĩa là chiều dài sườn là 22,4m, độ dốc 9%) (kg.h/KJ.mm); L: Hệ số chiều dài sườn dốc; S: Hệ số độ dốc; C: Hệ số cây trồng hoặc lớp phủ; P: Hệ số canh tác bảo vệ đất. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Động đất Các kết quả nghiên cứu về địa chất và các tai biến thiên nhiên [2], [4] cho thấy Điện Biên là tỉnh có nguy cơ động đất thuộc loại cao nhất vùng Tây Bắc. Động đất ở Điện Biên xảy ra do cả nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo; khu vực có động đất nguy cơ cao phân bố tập trung trong phạm vi các đứt gãy, các công trình thủy điện, hồ chứa nước lớn. Trong lịch sử, tỉnh Đi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 19 - 25 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIÊN TAI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN Trần Thị Hằng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung xác định nguy cơ xói mòn đất tiềm năng ở Điện Biên, nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông, lâm nghiệp bền vững trong tỉnh. Mức nguy cơ xói mòn mạnh và rất mạnh: chiếm 6,65% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Tủa Chùa, dọc lưu vực sông Đà; Nguy cơ xói mòn trung bình: phần lớn huyện Mường Chà (chiếm 57,64% diện tích toàn tỉnh). Từ đó, chúng tôi xây dựng một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai trong khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thiên tai, xói mòn, lũ bùn, đất trượt. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, xói mòn đất, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nghiên cứu về vấn đề này, ở Tây Bắc đã có các đề tài tiêu biểu như: “Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp phòng chống”[2]; “Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai”[4]. Phạm vi của các đề tài làcả tỉnh Lai Châu cũ, chưa có nghiên cứu cụ thể dành riêng cho tỉnh Điện Biên.Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS trong thành lập mô hình bản đồ trượt lở, xói mòn đất ở tỉ lệ 1:100.000, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng các nguồn tài nguyên và phòng chống thiên tai trong tỉnh Điện Biên. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các tài liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ nền địa hình tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 (Bộ Tài nguyên và Môi trường); bản đồ địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam); các bản đồ chuyên đề thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí hậu tỉnh Điện Biên; mặt khác, nguồn cơ sở tài liệu còn bao gồm các kết quả điều tra nghiên cứu thực địa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu chính Phương pháp thu thập, xử lý, thống kê số liệu, tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập tất cả các tài liệu, số liệu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường của Điện Biên. Ngày nhận bài: 17/8/2018. Ngày nhận đăng: 22/9/2018 Liên lạc: Trần Thị Hằng; e-mail: hang.tran256@gmail.com 19 Nhóm phương pháp thực địa: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các địa phương khác nhau của tỉnh Điện Biên. Những kết quả thu thập được trên thực địa là tư liệu quan trọng nhằm minh họa, bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết của bài báo. Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám: Các bản đồ trong bài báo đều được xây dựng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) với một số phần mềm Mapinfo, Arcgis 10 (xử lý số liệu, xây dựng mô hình xói mòn đất). Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ xói mòn đất trên cơ sở sử dụng mô hình mất đất phổ dụng (hay mô hình mất đất tổng quát) USLE (Universal Soil Loss Equation) [5]. Mô hình do nhóm tác giả W.H. Wischmeier và D.D. Smith đề xuất, cho phép ước lượng lượng đất mất hàng năm, phương trình tổng quát có dạng: A = R*K*LS*C*P Trong đó: A - lượng đất mất trung bình hàng năm (kg/m2.năm). R - hệ số xói mòn do mưa (thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở EI30) (KJ.mm/m2.h.năm); R=EI30/1.000 với E là động năng của mưa (J/m2), I là lượng mưa lớn nhất trong vòng 30 phút (mm/h). K là hệ số xói của đất (được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn của mưa trong điều kiện chuẩn, nghĩa là chiều dài sườn là 22,4m, độ dốc 9%) (kg.h/KJ.mm); L: Hệ số chiều dài sườn dốc; S: Hệ số độ dốc; C: Hệ số cây trồng hoặc lớp phủ; P: Hệ số canh tác bảo vệ đất. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Động đất Các kết quả nghiên cứu về địa chất và các tai biến thiên nhiên [2], [4] cho thấy Điện Biên là tỉnh có nguy cơ động đất thuộc loại cao nhất vùng Tây Bắc. Động đất ở Điện Biên xảy ra do cả nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo; khu vực có động đất nguy cơ cao phân bố tập trung trong phạm vi các đứt gãy, các công trình thủy điện, hồ chứa nước lớn. Trong lịch sử, tỉnh Đi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thiên tai ở tỉnh Điện Biên Lũ bùn đá Trượt lở đất Nguy cơ xói mòn đất Giải pháp bảo vệ môi trường Phòng chống thiên taiGợi ý tài liệu liên quan:
-
157 trang 62 1 0
-
Sơ đồ tư duy môn Địa lí lớp 12
28 trang 50 0 0 -
8 trang 36 0 0
-
15 trang 33 0 0
-
36 trang 32 0 0
-
14 trang 28 0 0
-
11 trang 28 0 0
-
Phòng chống lụt, bão và thiên tai - Sổ tay hướng dẫn: Phần 2
88 trang 27 0 0 -
Ứng dụng mô hình trọng số thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ sạt, lở đất tỉnh Thái Nguyên
12 trang 27 0 0 -
Kêu gọi hành động cái nhìn của giới trẻ về biến đổi khí hậu
40 trang 24 0 0