Danh mục

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 812.39 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suy tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân suy tim nhập viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất đi kèm. Bài viết nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 46/2022 động mạch vành trái ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 80% và 66,7%, giá trị dự báo âm tính là 66,7%, giá trị dự báo dương tính là 80%, p>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Kim Bảng (2003), Nghiên cứu khả năng dự đoán vị trí tổn thương động mạch vành bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Tạp chí Tim mạch học,34, tr.13-17. 2. Bộ Y Tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp, Nhà xuất bản Y học. 3. Điêu Thanh Hùng, Phạm Chí Hiền (2010), Giá trị của điện tâm đồ trong việc tiên đoán động mạch vành thủ phạm ở người bệnh cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới có đoạn ST chênh lên, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang, tr.174-182. 4. Nguyễn Sinh Huy (2021), Nghiên cứu giá trị dự đoán động mạch vành thủ phạm bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Tạp chí Tim mạch học, 95, tr.165-170. 5. Trần Kim Sơn (2014), Điện tâm đồ ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr.51-68. 6. Abdulla M. Kamal (2018), Electrocardiographic prediction of culprit artery in acute ST- segment elevation myocardial infarction, Menoufia Medical Journal, 31(4). 7. Franz-Josef Neumann, Miguel Sousa-Uva, Anders Ahlsson et al (2018), 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization, European Heart Journal, 40(2), pp. 87-165. 8. Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert et al (2018), Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction, Journal of the American College of Cardiology, 72(18). 9. Kern J.M (1995), Angiographic Data, Cardiac Catheterization Handbook, Mosby, pp.266-376. 10. Peter J. Zimetbaum, Mark E. Josephson (2003), Use of the Electrocardiogram in Acute Myocardial Infarction, NEJM, 348(10). (Ngày nhận bài:16 /1/2022 – Ngày duyệt đăng: 7/3/2022) NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ Võ Hoàng Nguyên 1*, Đặng Trần Đăng Khoa 1, Lâm Gia Mẩn 1, Phạm Thanh Hiền2 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Trung Tâm Y Tế Thành phố Phú Quốc *Email: 1853010249@student.ctump.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân suy tim nhập viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất đi kèm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 58 bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2020. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp là 63,8%. Bệnh nhân suy tim NYHA IV có tỉ lệ rối loạn nhịp thất cao hơn bệnh nhân suy tim NYHA II và NYHA III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,037. Bệnh nhân có EF < 40% có tỉ lệ rối loạn nhịp thất cao hơn bệnh nhân có EF ≥ 40%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041. Đạt mục tiêu điều trị chiếm tỉ lệ cao nhất là 88,2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị và phân độ suy tim NYHA, phân suất tống máu ≥ 40%, điều trị 28 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 46/2022 bằng amiodaron với p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 46/2022 điện tâm đồ 24 giờ, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống loạn nhịp, bệnh nhân và gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 58 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ. - Nội dung nghiên cứu: + Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp: nguyên nhân suy tim, phân độ của Hội Tim New York (New York Heart Association-NYHA), phân suất tống máu thất trái (EF), nồng độ NT-proBNP. + Kết quả điều trị rối loạn nhịp thất: đạt mục tiêu điều trị khi xóa hoàn toàn các dạng rối loạn nhịp thất nguy hiểm dựa trên sự theo dõi Holter điện tâm đồ và xóa ≥ 70% toàn bộ số ngoại tâm thu thất dựa trên sự theo dõi Holter điện tâm đồ. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm: Khoa Nội tim mạch, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến 5 năm 2020. - Phân tích và xử lí số liệu: Phần mềm SPSS 22.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp Nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: