Danh mục

Nghiên cứu mức độ đau cấp tính và các yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.29 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm soát đau tốt sau phẫu thuật chấn thương vừa giúp bệnh nhân dễ chịu vừa có thể tập vận động sớm, giúp phục hồi tốt, hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định đặc điểm đau và các yếu tố liên quan đến đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mức độ đau cấp tính và các yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 128-135 ACUTE PAIN SEVERITY AND THE FACTORS ASSOCIATED WITH POSTOPERATIVE PAIN INTENSITY IN LOWER EXTREMITIES INJURY PATIENTS Tran Xuan Thinh*, Nguyen Thi Lan Phuong Hue University of Medicine and Pharmacy - 6 Ngo Quyen, Vinh Ninh, Hue City, Thua Thien Hue, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 29/09/2023; Accepted: 30/10/2023 ABSTRACT Background: Effective postoperative pain control is important for optimizing the rehabilitation process to help early movement, reduce complications as well as reduce hospitalization length and costs. However, the postoperative pain in lower extremities injury patients was not evaluated and treated effectively. This study aimed to evaluate the pain characteristics and the factors associated with postoperative pain intensity in lower extremities injury patients. Methods: A cross-sectional descriptive study of 160 patients who had undergone orthopedic surgeries due to lower extremities injury at Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy from July 2020 to February 2022. In this study, we used a questionnaire to collect essential research information. Pain intensity was evaluated by VAS (Visual Analogue Scale), with no pain (0 points), mild pain (1-3 points), moderate pain (4-6 points), and severe pain (7 - 10 points) at the 1st, 6th, 12nd, 24th, 48th and 72nd hours after surgery. Results: In the 160 patients studied, the male/female ratio was 1.07/1, the average age was 55.16 ± 22.5 years old, most patients had ASA1 (ASA Physical Status Classification System). The rate of patients with preoperative anxiety and preoperative severe pain was 60% and 57.5%, respectively. The average of VAS was highest at 6 hours after surgery. The rate of patients with moderate to severe pain (VAS≥ 4) at 6 hours, 24 hours, 48 hours, and 72 hours of the post-operative period was 76.3%, 48.8%, 35.0%, and 30.6%, respectively. On multivariable logistic regression being preoperative anxiety, preoperative pain, general anesthesia, and not receiving multimodal analgesia were significantly associated with post-operative moderate and severe pain. Conclusion: The rate of patients with moderate to severe pain after surgery for lower extremities is still high. Many factors influence the patients moderate to severe pain, especially preoperative anxiety and pain and the use of postoperative multimodal analgesia. Keywords: Postoperative pain, lower extremities, risk factors. *Corressponding authorEmail address: Txthinh@huemed-univ.edu.vnPhone number: (+84) 975323154https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 128 T.X. Thinh, N.T.L. Phuong / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 128-135NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐAU CẤP TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐAU SAU PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHI DƯỚI Trần Xuân Thịnh*, Nguyễn Thị Lan Phương Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế - 6 Ngô Quyền, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 29/09/2023; Ngày duyệt đăng: 30/10/2023 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiểm soát đau tốt sau phẫu thuật chấn thương vừa giúp bệnh nhân dễ chịu vừa có thể tập vận động sớm, giúp phục hồi tốt, hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên, đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới vẫn chưa được đánh giá và điều trị một cách đầy đủ. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định đặc điểm đau và các yếu tố liên quan đến đau sau phẫu thuật chấn thương chi dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 160 bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2020- tháng 2/2022. Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin nghiên cứu. Đánh giá đau bằng thang điểm đau nhìn đồng dạng (VAS), phân độ đau với các mức: 0 điểm là “không đau”; 1-3 điểm là đau nhẹ; 4 - 6 điểm là đau vừa; 7-10 điểm là đau nặng. Thời điểm đánh giá tại 1 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau phẫu thuật. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,07/1, độ tuổi trung bình là 55,16 ± 22,5 tuổi. Hầu hết bệnh nhân có ASA1, chiếm 60%. Tỷ lệ bệnh nhân có lo lắng và còn đau nặng trước phẫu thuật tương ứng là 60% và 57,5%. Điểm đau trung bình cao nhất tại thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ đau từ trung bình đến nặng tại thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật là 76,3%, tại thời điểm 24 giờ là 48,8,0%, thời điểm 48 giờ là 35,0% và 72 giờ là 30,6%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau trung bình và nặng sau phẫu thuật là tình trạng lo lắng và đau nhiều trước phẫu thuật, gây mê toàn thân và không có điều trị đau đa mô thức sau phẫu thuật. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đau vừa đến nặng sau phẫu thuật chấn thương chi dưới còn cao. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau vừa và nặng của bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng lo lắng và đau trước phẫu thuật và áp dụng điều trị đau đa mô thức sau phẫu thuật cho bệnh nhân chấn thương chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: