Danh mục

Nghiên cứu nấm Neocosmospora vasinfecta Smith gây hại lạc (Arachis hypogaea L) tại Nghệ An

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.67 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và nâng cao năng suất lạc, cần phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp một phần vào việc đẩy mạnh sản xuất lạc ở Nghệ An và Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả về đặc điểm sinh học của nấm, quá trình phân lập mẫu bệnh, lây bệnh nhân tạo và tái phân lập lại tác nhân lây nhiễm ban đầu tại Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nấm Neocosmospora vasinfecta Smith gây hại lạc (Arachis hypogaea L) tại Nghệ An Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU NẤM Neocosmospora vasinfecta Smith GÂY HẠI LẠC (Arachis hypogaea L) TẠI NGHỆ AN Thị Vinh1, Trần Ngọc Lân2 1 Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp cho dầu ngắn ngày hàng đầu ở Việt Nam. Lạc là một trong 10 loại cây trồng chính, có giá trị kinh tế cao ở Nghệ An, phù hợp với các vùng đất cát ven biển, đất phù sa ven sông và đất đồi. Hàng năm tỉnh Nghệ An gieo trồng khoảng trên 25.000 ha lạc (vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông) với sản lượng khoảng 48.000 tấn Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch hại cây trồng phát sinh phát triển, đặc biệt là các loài nấm bệnh có nguồn gốc từ đất. Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện tích trồng lạc và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã làm phát sinh ngày càng nhiều dịch hại nguy hiểm. Gần đây tại Nghệ An ghi nhận thêm loài nấm bệnh mới gây hại trên lạc với các triệu chứng đặc trưng là thân và gốc rễ có màu đen thối. Cấy lên môi trường PDA nấm hình thành nhiều quả thể màu cam. Cùng thời điểm đó nấm bệnh cũng được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế, quả thể nấm hình thành ngay trên vết bệnh ở ngoài đồng ruộng. Mẫu nấm thuần ở Nghệ An đã được gửi đến Centraalbureau voor Schimmelcultures (CBS) và đã được xác định có tên khoa học là Neocosmospora vasinfecta Smith (Dau.T.V et al 2010). Năm 2007, loài nấm này xuất hiện gây bệnh với tỷ lệ cao trên cây lạc, đậu tương, đậu xanh ở nhiều vùng của một số nước trong khu vực châu Á, như là một loài nấm bệnh mới có nguy cơ gây dịch hại nghiêm trọng cho cây trồng cạn, nhất là cây lạc (Fuhlbohm M.F et al., 2007). Để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và nâng cao năng suất lạc, cần phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp một phần vào việc đẩy mạnh sản xuất lạc ở Nghệ An và Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả về đặc điểm sinh học của nấm, quá trình phân lập mẫu bệnh, lây bệnh nhân tạo và tái phân lập lại tác nhân lây nhiễm ban đầu tại Nghệ An. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Mẫu bệnh được thu thập tại các ruộng lạc thuộc huyện Nghi Lộc, Diễn Châu thời kỳ phân cành, ra hoa. * Các vật liệu nghiên cứu trong phòng: - Môi trường nuôi cấy: + Môi trường PDA: Khoai tây (250g), Đường Glucose (20g), Agar (20g), Nước cất (1.000ml). + Môi trường CLA: Agar (20gr), Lá cẩm chướng sấy khô, cắt nhỏ (2x2cm), Nước cất (1.000ml) + Môi trường WA có kháng sinh: Agar (20gr), Nước cất (1000ml), Steptomycin sulfate (1.0g/L) và Neomycin sulfate (0,12g/L). - Các trang thiết bị và dụng cụ: Tủ sấy dụng cụ, buồng cấy, nồi hấp khử trùng, kính hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, dụng cụ nuôi cấy nấm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh được tiến hành theo phương pháp Koch's Postulates: theo 4 bước Bước 1. Mô tả triệu chứng và nhận dạng chi tiết. Ví dụ: Triệu chứng héo vàng, thối thân, rễ, còi cọc... Bước 2. Phân lập tác nhân gây bệnh và thông qua đó mô tả và giám định. Bước 3. Lây bệnh nhân tạo tác nhân gây bệnh lên cây khỏe, quan sát triệu chứng bệnh biểu hiện so với mô tả ban đầu. 935 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Bước 4. Tái phân lập tác nhân lây nhiễm ban đầu. 2.2.2. Phương pháp phân lập mẫu bệnh - Phương pháp phân lập dựa theo Burgess và cộng sự. (2009): Đoạn thân được cắt ra từ thân cây bệnh bao gồm có cả phần mô bệnh và mô khỏe, được rửa sạch dưới vòi nước máy, sau đó rửa sạch bằng nước vô trùng, khử trùng bề mặt bằng cồn 70% trong 5 giây, rửa sạch lại bằng nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô trùng. Một phân miếng mẫu nhỏ được cắt ra từ đoạn mẫu đã được vô trùng ranh giữa ranh giới mô bệnh và mô khỏe và cấy lên môi trường WA có các chất kháng sinh và để ở nhiệt độ phòng. Tản nấm mọc ra từ đoạn mẫu cấy được cấy chuyền lên môi trường lá cây hoa cẩm chướng (CLA), nuôi trong điều kiện phòng (250C) trước khi làm thuần bằng cách cắt đỉnh sinh trưởng và cấy lên môi trường PDA. - Phương pháp cấy đơn bào tử dựa theo Trần Nguyễn Hà và cộng sự 2005: Bào tử từ ổ bào tử bằng que cấy nấm, hòa bào tử vào ống nghiệm chứa 10 mL nước cất vô trùng, lắc đều tay sau đó đổ dung dịch bào tử vào đĩa môi trường WA và lắc nhẹ cho dịch tràn đều trên toàn bộ bề mặt môi trường. Đặt đĩa môi trường nghiêng khoảng 30-400 cho ráo nước trong điều kiện tối khoảng 18-20 giờ, quan sát dưới kính lúp điện để tìm bào tử nảy mầm, dùng que cấy nấm sắc, dẹt cắt xung quanh bào tử và chuyển miếng môi trường có bào tử sang môi trường PDA 2.2.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo a) Lây bệnh trực tiếp lên cây ký chủ: Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo với cây lạc thời kỳ phân cành dựa trên kỹ thuật lây nhiễm vào thân được mô tả bởi Đậu Thị Vinh và cộng sự năm 2008: Cây lạc được trồng trong nhà lưới. Một mảnh của tản nấm được các định là Neocosmospora vasinfecta được nuối cấy trên môi trường PDA sau 7 ngày. Các thân cây được tạo vết thương, cắt một miếng thạch từ viền của tản nấm khoảng 5x5mm, áp lên vết thương đã tạo dọc theo thân cây khoảng 2mm. Dùng Parafilm quấn chặt miếng thạch với vết thương. Sử dụng các cây ở ô thí nghiệm khác làm đối chứng và tiến hành tương tự như tạo vết thương, dùng miếng thạch từ PDA không có nấm bệnh áp vào vết thương và quấn chặt 936 Parafilm. Các cây thí nghiệm được chăm sóc dưới ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hàng ngày trong khoảng 20-280C. Triệu chứng bệnh điển hình như trên đồng ruộng đã xuất hiện tại điểm cắt tạo vết thương của các cây thí nghiệm với Neocosmospora vasinfecta sau 20 ngày trên tất cả các cây đã lây nhiễm (Hình 2). Các cây làm đối chứng không xuất hiện triêu chứng bệnh. Nấm Neocosmospora vasinfecta đã được phân lập từ cây làm thí nghiệm tại vị trí cách vết thương 5cm, hoàn thành quy tắc Ko ...

Tài liệu được xem nhiều: