Danh mục

Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hội thảo khoa học Quốc gia

Số trang: 477      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.71 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn kỷ yếu "Hội thảo khoa học Quốc gia: Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" tổng hợp các bài viết về những chủ đề như: Chủ đề 1 - Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chủ đề 2 - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh mới; Chủ đề 3 - Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch;... Mời các bạn cùng tham kahro!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hội thảo khoa học Quốc gia CHỦ ĐỀ 1:QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO NGÀNH DU LỊCH: ĐÀO TẠO PHẢI ĐÁP ỨNG VÀ ĐÓN ĐẦU NHU CẦU THỊ TRƢỜNG PGS, TS. Nguyễn Hoàng Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Bài báo tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dulịch Việt Nam thông qua hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường. Tác giả sửdụng hai phương pháp nghiên cứu khoa học chính làphân tích tổng hợp từ các công trình nghiên cứutrước đó, các kinh nghiệm thế giới; và phỏng vấn các chuyên gia du lịch cũng như các nhà nghiên cứu vềdu lịch. Trên cơ sở đó, bài báo chỉ ra thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trường của đào tạo ngành du lịch tạiViệt Nam hiện nay, cũng như một số hoạt động của các trường đào tạo nhân lực du lịch để đáp ứng vàđón đầu nhu cầu thị trường. Từ đó, tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường du lịch Việt Nam.Từ khóa: Nguồn nhân lực, du lịch, đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao,nhu cầu thị trường, ViệtNam.1. MỞ ĐẦU Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy và pháttriển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đượcmô tả là ngành ―công nghiệp không khói‖ lớn nhấtthế giới (Goeldner và Richie, 2003), những năm qua, ngành du lịch vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởngbền vững, khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thúc đẩythương mại và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Theo số liệu báo cáo của các điểm đến trên toàn cầu,Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), ước tính lượng khách du lịch quốc tế (inbound) năm 2018 đạt1,403 tỷ lượt, tăng khoảng 75 triệu lượt so với năm 2017 (tăng trưởng 5,6%). Hội nghị cấp cao củaOECD năm 2017 về các chính sách phát triển du lịch bền vững và tăng trưởng lợi ích đã nhận định,du lịch có vai trò như một đầu tàu phát triểnkinh tếbền vững của các thành viên OECD và các quốcgia khác khi dựa trên các chính sách lành mạnh cũng như quản lý hiệu quả. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bước vàogiai đoạn khởi phát mạnh mẽ và tác độngtrực tiếpđến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia. Tuynhiên, ngành du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thôngminh với sự hỗ trợ của công nghệ số. Một trong những khâu quan trọng giúp ngành du lịch pháttriển là đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao (Phan Thị Ngàn, 2018). Đáp ứng yêu cầu đòihỏi của ngành kinh tế dịch vụ theo các qui luật của kinh tế thị trường 4.0 phụ thuộc rất lớn vào yếutố con người. Lợi nhuận cũng như tốc độ phát triển chóng mặt của ngành du lịch trong bối cảnh mớiđã đặt yêu cầu xã hội phải cung cấp nguồn nhân lựcổn định, bao gồm việc đào tạo và thiết lập cáccơ sở giáo dục cho ngành du lịch. Những thay đổi và phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏinhững người lao động phải thuần thụcnhiều kỹ năng mới để có thể thích nghi với bối cảnh mới củangành thương mại du lịch quốc tế. Đào tạo chất lượng cao đòi hỏi lao động phải nắm bắt công nghệ thông tin và truyền thônghiện đại, cũng như các cơ hội mà nó mang lại (European Commission, 2016). Đào tạo nhân lực dulịch cũng cần tập trung vào việc giáo dụckỹ năng đặc thù của ngành du lịch. Tuy nhiên, đã có rấtnhiều cuộc thảo luận về các chương trình giáo dụccho ngành du lịch tại các trường đại học. Cũngchính vì vậy, du lịch bền vững đã trở thành một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trên toàn cầuquan tâm. Trước những nhu cầu cấp thiết trong việcđào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, tác giảđã lựachọn thực hiện chủ đề: ―Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch: đàotạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường”. Trong đó, tác giảđã đi sâu phân tích, làm rõ thựctrạng, thách thức củangành du lịchViệt Nam trong thời đại 4.0;thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trườngcủa đào tạo ngành du lịch tại hiện nay; từ đóđưa ra những giải phápnâng cao chất lượng nguồn nhânlực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường du lịchViệt Nam trong thời gian tới. 22. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Lịch sử và thực trạng đào tạo ngành du lịch hiện nay Nhiều năm sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc, các quốc gia dần đi vào ổn định, kinh tế hổiphục và bước vào giai đoạn phát triển. Ở một số quốc gia châu Âu, như các nước Baltic, hay tại Mỹ,chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao đã kéo theo sự phát triển của ngành du lịch. Ngày nay, dulịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước, vàlàmột trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.Những nghiêncứu ban đầu về ảnh hưởng của nền kinh tế đến sự phát triển của du lịch xuất hiện từ những năm1970. Khi các nhà quản lýnhận thấy sự cấp thiết phải gắn du lịch với sự phát triển bền vững, đi đôivới việc cần phải phát triển đào tạo nguồn nhân lực thì từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu dầntập trung vào nhiều vấn đề của ngành du lịch hơn như: văn hóa, thị hiếu, viễn cảnh ngành du lịch(Wang, 2000; Kinnaird vàHall, 1994), và sau này là đào tạo du lịch (Churchward và Riley, 2002). Theo dòng lịch sử, Châu Âu được ví như đầu tàu kinh tế thế giới sau thế chiến thứ 2, là nơikhởi phát các trường đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân lực cho ngành du lịch. Những ngôitrường này tập trung vào việc giáo dục những kỹ năng cốt yếu như: sự thân thiện, thái độ phục vụ,nghiệp vụ quản lýkhách sạn, hay những kỹ năng thương mại thiết yếu (Morgan, 2004). Lợi nhuậnvà yêu cầu từ cộng đồng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: