Danh mục

Nghiên cứu năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.92 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết đưa ra một số khái niệm với tiếp cận yêu cầu vị trí công việc, các xu hướng nghiên cứu chính cả trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đưa ra tham khảo dựa trên một kết quả nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp trong GDHN của đội ngũ giáo viên phổ thông ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các nội dung nghiên cứu tiếp theo cho hướng nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0106Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 22-30This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Nguyễn Xuân Hải Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục hòa nhập (GDHN) trên thế giới từ những năm 1970 của thế kỉ trước và ở nước ta từ những năm 1990 trở lại đây. Kết quả đạt được cả về nghiên cứu lí luận và thực tiễn về GDHN đã giúp cho đối tượng hưởng lợi trực tiếp là học sinh khuyết tật ngày càng nhiều cơ hội được học tập và phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thông - thành tố quan trọng đối với chất lượng GDHN ở nước ta chưa được đề cập đến. Nội dung bài viết đưa ra một số khái niệm với tiếp cận yêu cầu vị trí công việc, các xu hướng nghiên cứu chính cả trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đưa ra tham khảo dựa trên một kết quả nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp trong GDHN của đội ngũ giáo viên phổ thông ở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các nội dung nghiên cứu tiếp theo cho hướng nghiên cứu này. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo viên, năng lực, năng lực nghề nghiệp, học sinh khuyết tật.1. Mở đầu Giáo dục hoà nhập (GDHN) ở Việt Nam được thực hiện khoảng 20 năm với các hoạt độngthí điểm vào những năm 1990 và chính thức trở thành chính sách quốc gia vào năm 2002. Nhữngthành tựu của GDHN hiện nay ở nước ta, có thể nói là được dựa phần lớn vào áp dụng nhữngnghiên cứu, bài học kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp vớiđiều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội, phong tục tập quán và hệ thống giáo dục quốc gia [3]. Các nghiên cứu về GDHN ở nước ta đến thời điểm hiện tại thường tập trung vào các vấnđề chủ yếu sau: (i) Mô hình và cách thức tổ chức mô hình GDHN ở các cấp học, hiện chủ yếulà bậc mầm non, tiểu học và mới bắt đầu ở cấp trung học cơ sở từ năm 2007 đến nay; (ii) Quátrình chuyển đổi từ trung tâm/trường chuyên biệt sang mô hình GDHN ở các địa phương có trườngchuyên biệt; (iii) Phương pháp, kĩ năng, kĩ thuật đặc thù của giáo viên đáp ứng nhu cầu học hoànhập của học sinh khuyết tật (HSKT); (iv) Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị hỗ trợthực hiện GDHN HSKT [2]. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết các yêu cầu thực tiễnGDHN đặt ra, đặc biệt là vấn đề về năng lực nghề nghiệp và năng lực thực hành nghề nghiệp trongNgày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/8/2015.Liên hệ: Nguyễn Xuân Hải, e-mail: haiblackocean@yahoo.co.uk22 Nghiên cứu năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thôngGDHN của đội ngũ giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi học và học tập có chất lượng củaHSKT trong nhà trường. Hướng nghiên cứu nàysẽ góp phần giải quyết các vấn đề về lí luận, đưa rađịnh hướng, các biện pháp để hình thành và phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông,góp phần nâng cao chất lượng GDHN cũng như đáp ứng nhu cầu học tập hoà nhập của HSKT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiếp cận khái niệm năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập a. Năng lực và năng lực nghề nghiệp Góc độ tâm lí học, năng lực được hiểu là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cánhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoànthành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy [11]. Năng lực có thể được chia thành 3 mức độ: (i) Mức độ 1: Năng lực là danh từ chung nhất,chỉ mức độ thấp nhất của năng lực là hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó; (ii) Mức độ 2:Tài năng chỉ mức độ cao hơn năng lực, người có tài năng chính là người có khả năng giải quyếtđược các vấn đề lí luận và thực tiễn một cách sáng tạo, tạo ra được những giá trị trong cuộc sống;(iii) Mức độ 3: Thiên tài là chỉ mức độ cao nhất của năng lực. Người thiên tài biểu hiện sự hoànthành một cách xuất chúng một hoạt động nào đó, họ là những vĩ nhân trong lịch sử [11]. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực, với ý nghĩa giáo viên là mộtnghề, ở mức độ 1 và một phần ở mức độ 2. Qua đó, giáo viên cần phải đảm bảo khả năng giảiquyết các vấn đề thực tiễn giáo dục và dạy học một cách sáng tạo, đạt hiệu quả tốt nhất theo cáchphân loại trên. b. Năng lực nghề nghiệp Năng lực (Competency) trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, là khả năng thực hiệnđược các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: