Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 151.52 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong thực tiễn GDMN hiện nay, việc sử dụng các biện pháp tối ưu để phát triển có hiệu quả KNSS cho trẻ mẫu giáo trong quá trình dạy học này chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 112-118 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH LÀM QUEN VỚI TOÁN Đỗ Thị Minh Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu So sánh là một trong những khả năng quan trọng của quá trình nhận thức nói chung và tư duy nói riêng. Không có so sánh thì không có nhận thức, không có hiện tượng tư duy và không có dạy học. Khả năng so sánh (KNSS) giúp con người nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng có trong thế giới xung quanh trẻ, nhờ vậy mà con người nhận biết chúng đầy đủ và sâu sắc. Các dấu hiệu toán học (số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt,...) và các mối quan hệ toán học (mối quan hệ số lượng, mối quan hệ không gian và thời gian) là những dấu hiệu đặc trưng có trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ. Để trẻ có thể nhận biết sâu sắc, đầy đủ dấu hiệu này thì cần phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng và vị trí sắp đặt giữa các đối tượng và các nhóm đối tượng. Chính vì vậy mà việc phát triển KNSS cho trẻ ngay từ nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non (GDMN). Các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là điều kiện thuận lợi để phát triển KNSS cho trẻ. Trong quá trình này, giáo viên (GV) dạy trẻ các biện pháp so sánh các dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng,. . . để trẻ nhận biết các mối quan hệ toán học giữa chúng, đồng thời dạy trẻ phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiên, trong thực tiễn GDMN hiện nay, việc sử dụng các biện pháp tối ưu để phát triển có hiệu quả KNSS cho trẻ mẫu giáo trong quá trình dạy học này chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này. 2. Nội dung nghiên cứu * KNSS của trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán. KNSS được hình thành dần ở trẻ nhỏ trong quá trình trẻ thao tác với các đồ vật, đồ chơi có kích thước khác nhau. Thông qua các hoạt động làm quen với toán, ở trẻ dần hình thành những biểu tượng về số lượng, kích thước, hình dạng của các 112 Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo... vật và các nhóm vật. Trên cơ sở đó, ở trẻ xuất hiện nhu cầu so sánh các dấu hiệu toán học này để nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các vật. Ban đầu trẻ bắt chước các biện pháp so sánh từ người lớn, còn trong các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giáo viên dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng, kích thước, hình dạng, nhờ đó KNSS của trẻ ngày càng được phát triển. Các hoạt động khác nhau của trẻ trong trường MN là cơ hội để trẻ vận dụng các kiến thức và kĩ năng so sánh đã biết vào việc thực hiện các nhiệm vụ so sánh đa dạng. Như vậy, KNSS trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là khả năng trẻ biết vận dụng những kiến thức toán học sơ đẳng đã nắm được để nhận biết sự giống và khác nhau về các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh [3]. Đặc thù của quá trình phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán cho thấy KNSS của trẻ được xác định bằng các dấu hiệu sau: - Nắm được mục đích so sánh số lượng, kích thước, hình dạng,... - Nắm được phương thức so sánh số lượng, kích thước, hình dạng bằng các biện pháp so sánh. - Thực hiện được các nhiệm vụ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng của các vật và các nhóm vật bằng phương thức đã học và phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. - Thực hiện nhiệm vụ so sánh độc lập, chính xác. - Áp dụng kĩ năng so sánh đã học vào các tình huống đa dạng [1]. * Các giai đoạn phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán. Để phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán, chúng tôi xây dựng qui trình phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Giúp trẻ hiểu mục đích của hoạt động so sánh số lượng, kích thước, hình dạng giữa các vật và các nhóm đối tượng. - Giai đoạn 2: Có sự hướng dẫn (làm mẫu) của người lớn để trẻ có tri thức về phương thức thực hiện so sánh các dấu hiệu toán học. - Giai đoạn 3: Rèn luyện kĩ năng so sánh sơ bộ đã được hình thành ở trẻ, dạy trẻ phản ánh bằng lời nói các mối quan hệ toán học. - Giai đoạn 4: Giúp trẻ vận dụng những kĩ năng so sánh các dấu hiệu toán học đã được hình thành vào các hoạt động khác nhau trong thực tiễn. Các giai đoạn phát triển KNSS trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết quả của giai đoạn trước là tiền đề để tiến hành giai đoạn sau. Việc thực hiện mỗi giai đoạn phát triển KNSS trên cho trẻ mẫu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 112-118 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH LÀM QUEN VỚI TOÁN Đỗ Thị Minh Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu So sánh là một trong những khả năng quan trọng của quá trình nhận thức nói chung và tư duy nói riêng. Không có so sánh thì không có nhận thức, không có hiện tượng tư duy và không có dạy học. Khả năng so sánh (KNSS) giúp con người nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng có trong thế giới xung quanh trẻ, nhờ vậy mà con người nhận biết chúng đầy đủ và sâu sắc. Các dấu hiệu toán học (số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt,...) và các mối quan hệ toán học (mối quan hệ số lượng, mối quan hệ không gian và thời gian) là những dấu hiệu đặc trưng có trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ. Để trẻ có thể nhận biết sâu sắc, đầy đủ dấu hiệu này thì cần phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng và vị trí sắp đặt giữa các đối tượng và các nhóm đối tượng. Chính vì vậy mà việc phát triển KNSS cho trẻ ngay từ nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non (GDMN). Các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là điều kiện thuận lợi để phát triển KNSS cho trẻ. Trong quá trình này, giáo viên (GV) dạy trẻ các biện pháp so sánh các dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng,. . . để trẻ nhận biết các mối quan hệ toán học giữa chúng, đồng thời dạy trẻ phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiên, trong thực tiễn GDMN hiện nay, việc sử dụng các biện pháp tối ưu để phát triển có hiệu quả KNSS cho trẻ mẫu giáo trong quá trình dạy học này chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này. 2. Nội dung nghiên cứu * KNSS của trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán. KNSS được hình thành dần ở trẻ nhỏ trong quá trình trẻ thao tác với các đồ vật, đồ chơi có kích thước khác nhau. Thông qua các hoạt động làm quen với toán, ở trẻ dần hình thành những biểu tượng về số lượng, kích thước, hình dạng của các 112 Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo... vật và các nhóm vật. Trên cơ sở đó, ở trẻ xuất hiện nhu cầu so sánh các dấu hiệu toán học này để nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các vật. Ban đầu trẻ bắt chước các biện pháp so sánh từ người lớn, còn trong các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giáo viên dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng, kích thước, hình dạng, nhờ đó KNSS của trẻ ngày càng được phát triển. Các hoạt động khác nhau của trẻ trong trường MN là cơ hội để trẻ vận dụng các kiến thức và kĩ năng so sánh đã biết vào việc thực hiện các nhiệm vụ so sánh đa dạng. Như vậy, KNSS trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là khả năng trẻ biết vận dụng những kiến thức toán học sơ đẳng đã nắm được để nhận biết sự giống và khác nhau về các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh [3]. Đặc thù của quá trình phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán cho thấy KNSS của trẻ được xác định bằng các dấu hiệu sau: - Nắm được mục đích so sánh số lượng, kích thước, hình dạng,... - Nắm được phương thức so sánh số lượng, kích thước, hình dạng bằng các biện pháp so sánh. - Thực hiện được các nhiệm vụ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng của các vật và các nhóm vật bằng phương thức đã học và phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. - Thực hiện nhiệm vụ so sánh độc lập, chính xác. - Áp dụng kĩ năng so sánh đã học vào các tình huống đa dạng [1]. * Các giai đoạn phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán. Để phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán, chúng tôi xây dựng qui trình phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Giúp trẻ hiểu mục đích của hoạt động so sánh số lượng, kích thước, hình dạng giữa các vật và các nhóm đối tượng. - Giai đoạn 2: Có sự hướng dẫn (làm mẫu) của người lớn để trẻ có tri thức về phương thức thực hiện so sánh các dấu hiệu toán học. - Giai đoạn 3: Rèn luyện kĩ năng so sánh sơ bộ đã được hình thành ở trẻ, dạy trẻ phản ánh bằng lời nói các mối quan hệ toán học. - Giai đoạn 4: Giúp trẻ vận dụng những kĩ năng so sánh các dấu hiệu toán học đã được hình thành vào các hoạt động khác nhau trong thực tiễn. Các giai đoạn phát triển KNSS trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết quả của giai đoạn trước là tiền đề để tiến hành giai đoạn sau. Việc thực hiện mỗi giai đoạn phát triển KNSS trên cho trẻ mẫu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội Phát triển khả năng so sánh Khả năng so sánh Trẻ mẫu giáo Tư duy trẻ mẫu giáo Giáo dục mầm nonGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 912 6 0
-
16 trang 511 3 0
-
2 trang 440 6 0
-
3 trang 398 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 272 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 252 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 246 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 225 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
8 trang 200 0 0