Danh mục

Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS-CBTA)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo tập trung vào nghiên cứu, rà soát những quy định của GMSCBTA về vận tải hàng hóa qua lại biên giới các nước thành viên, những cơ hội và thách thức đối với thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam khi triển khai hiệp định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS-CBTA) Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐA BIÊN Ở VIỆT NAM TRÊN TINH THẦN CỦA HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS-CBTA). NGUYỄN THỊ HỒNG MAI Bộ môn Vận tải Đường bộ & Thành phố Trường Đại học Giao thông Vận tải Hmaivtdb@utc.edu.vn Tóm tắt: Nội dung bài báo tập trung vào nghiên cứu, rà soát những quy định của GMS- CBTA về vận tải hàng hóa qua lại biên giới các nước thành viên, những cơ hội và thách thức đối với thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam khi triển khai hiệp định. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp vận tải đa biên tận dụng tốt những lợi thế của Hiệp định, thực hiện đúng, đủ các quy định của GMS-CBTA mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác. Từ khóa: GMS-CBTA, Vận tải hàng hóa đa biên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều quan hệ hợp tác kinh tế, tự do thương mại, hàng hóa giữa các quốc gia được thiết lập. Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã có sáng kiến thành lập một hiệp hội, một chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Năm 1999, Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS- CBTA) đã được thông qua. Với mục đích chính là tạo ra một hệ thống vận tải xuyên biên giới của tiểu vùng giúp việc vận chuyển người và hàng hoá qua lại các nước diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng và với chi phi hợp lý. Năm 2015, tất cả các nước thành viên tiểu vùng GMS đã hoàn tất phê chuẩn Hiệp định. Xuất phát từ nhu cầu phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động cũng như các cơ hội cạnh tranh của vận tải đường bộ ở Việt Nam, cần thiết phải có những chiến lược, chính sách và giải pháp thúc đẩy các hoạt động vận tải đường bộ quốc tế nói chung và vận tải đa biên nói riêng. Việc nghiên cứu các quy định trong hiệp định “Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS- CBTA)” để đưa ra những chính sách, giải pháp phát triển phù hợp cho các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là hết sức cần thiết. II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1. Tổng quan về Hiệp định GMS-CBTA Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) ra đời năm 1999. Bắt nguồn từ Hiệp -778- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải định ba bên Việt Nam - Lào - Thái Lan về tạo thuận lợi cho vận tải bằng đường bộ giữa ba nước, Hiệp định CBTA đã dần được mở rộng với sự tham gia của các thành viên GMS còn lại gồm Campuchia, Trung Quốc và Myanmar lần lượt gia nhập vào các năm 2001, 2002 và 2003. Mục tiêu của Hiệp định GMS - CBTA nhằm tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các bên; Đơn giản hóa và hài hòa luật pháp, qui định, thủ tục và các yêu cầu liên quan tới vận tải hàng hóa và người qua lại biên giới để việc vận chuyển người và hàng hóa giữa các nước thành viên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và với chi phí thấp hơn. Hiệp định gồm 20 Phụ lục và Nghị định thư. Nội dung chính của GMS - CBTA quy định về các hoạt động tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mê Công mở rộng liên quan đến các thủ tục: - Vận tải hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước triển khai theo hình thức “Một cửa, một điểm dừng” - Xây dựng các tuyến đường hành lang nối các khu kinh tế trọng điểm bao gồm: hành lang kinh tế Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây, hành lang kinh tế phía Nam. - Cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS đi lại nhiều lần và sổ theo dõi tạm nhập (TAD) cho các doanh nghiệp vận tải của mỗi nước. - Thủ tục quá cảnh và thông quan nội địa. - Tạm nhập phương tiện vận tải. 2. Một số quy định về vận tải hàng hóa theo GMS-CBTA Đối với vận tải hàng hóa qua lại biên giới: Miễn kiểm tra chi tiết hải quan, ký quỹ bảo lãnh, áp tải hàng hóa ; Cho phép các bên ký kết tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các nước để thực hiện việc vận chuyển; Các loại hàng hóa động, thực vật cần kiểm dịch thực hiện theo quy định của tổ chức Y tế thế giới WHO và tổ chức Nông lương thực thế giới FAO Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa: Phải có giấy đăng ký xe hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất phát gốc cấp; Phải thể hiện số đăng ký gắn cố định tại phía trước và phía sau xe; Phải có ký hiệu quốc gia nơi xe đăng ký đặt tại phía sau xe. Phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành của nước xuất phát gốc về trang thiết bị an toàn, mức khí xả. Đối với trọng lượng, tải trọng trục và kích thước khi đi đến lãnh thổ của các bên ký kết phải tuân thủ quy định của nước chủ nhà. Phương tiện phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo yêu cầu của nước chủ nhà. Trao đổi thương quyền vận tải: Hiệp định quy định rõ tuyến vận tải và cửa khẩu xuất nhập cảnh, tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, cước vận tải do thị trường quyết định nhưng -779- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải cần tuân thủ các hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và chịu sự giám sát của Ủy ban hỗn hợp tránh nâng và hạ cước quá mức. 3. Thực trạng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ của Việt Nam 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: