Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 312.54 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày xác định tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm hiểu mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, mức độ gan nhiễm mỡ, độ tăng huyết áp và các biến cố tim mạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Hồng Thủy1 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm hiểu mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, mức độ gan nhiễm mỡ, độ tăng huyết áp và các biến cố tim mạch. Đối tượng và phương pháp: Gồm 350 người cao tuổi đến khám được làm xét nghiệm bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân THA, khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA và tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p Subjects and methods: Plasma lipid profile and cardiovascular risk factors were evaluated in 350 elderly people, and in subgroup with hypertension, characteristics of dyslipdemia as well as the relationship and/or correlation between the lipid profiles with cardiovascular risk factors were investigated… Results: The prevalence of dyslipidemia was 77.4 %, significantly higher in women than in men: 51.4 % vs 26.9 %, respectively. The prevalence of hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia, increased LDL-C and decreased HDL-C were 53.4 %, 33.1 %, 39.4 %, 4.9 %, respectively. The cardiovascular risk factors were as follows: diabetes in 38.29 %, obesity in 71.71 %, smoking habit in 14 %, p < 0.05. Hypertension was found in 69.7 %, in which grade I 29.4 %, grade II 36.9 % and grade III 3.4 %. Hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia, and decreased HDL-C were common in group with grade III of hypertension. Fatty liver was found in 49.43% patients with dyslipidemia, p < 0.001. Fatty liver level 1, 2 and 3 were reported in 64%, 34.5 %, and 31.5%, respectively. There was a significant and moderate correlation between CT with BMI, WC and hypertension grade; between TG with age, BMI, WC and the hypertension grade. There was no correlation between HDL - C with cardiovascular risk factors and fatty liver, p > 0.05. Conclusion: Dyslipidemia was common in elderly hypertensive patients and there was rather strong correlation between dyslipidemia and cardiovascular risk factors. Keywords: Dyslipidemia, the elderly, hypertension. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nước trong khu vực châu Á đang phải đối mặt với thách thức về số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng. Tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây các biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao như: Đột qụy, hội chứng vành cấp và các biến chứng mạch máu [3], [11]. Rối loạn lipid máu (RLLPM) là một trong những nguyên nhân bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng giải quyết được RLLPM sẽ hạn chế các biến cố tim mạch [13]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm được 23mg% ở người tuổi 40 sẽ giảm 54% nguy cơ bệnh tim mạch còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-C tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch [12]. Xuất phát từ những lý do trên, để tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần của bilan lipid với tuổi và tăng huyết áp, góp phần tiên lượng cũng như dự hậu các biến cố tim mạch, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và các dạng rối loạn lipid máu ở người cao tuổi có tăng huyết áp. 2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, vòng mông, gan nhiễm mỡ, trị số huyết áp và các biến cố tim mạch. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là 350 người từ 60 tuổi trở lên đến khám tại Phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 04/2012 đến tháng 04/2013. Đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ chặt chẽ. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 121 - Tiêu chuẩn chọn bệnh: + Chọn 350 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên; + Trong 350 bệnh nhân, chúng tôi chọn ra những bệnh nhân được chẩn đoán xác định THA theo Khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp Việt nam năm 2008 từ đó tính tỷ lệ tăng huyết áp. - Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu các đối tượng: Những bệnh nhân đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa, đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến các thành phần của lipid máu. Bệnh nhân đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến thể trạng, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông (như bệnh thận có phù, suy tim, xơ gan mất bù), các bệnh nội tiết như cường giáp (Basedow, Hashimoto...), suy giáp, hội chứng Cushing... Tất cả được làm xét nghiệm Bil ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Hồng Thủy1 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm hiểu mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, mức độ gan nhiễm mỡ, độ tăng huyết áp và các biến cố tim mạch. Đối tượng và phương pháp: Gồm 350 người cao tuổi đến khám được làm xét nghiệm bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân THA, khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA và tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p Subjects and methods: Plasma lipid profile and cardiovascular risk factors were evaluated in 350 elderly people, and in subgroup with hypertension, characteristics of dyslipdemia as well as the relationship and/or correlation between the lipid profiles with cardiovascular risk factors were investigated… Results: The prevalence of dyslipidemia was 77.4 %, significantly higher in women than in men: 51.4 % vs 26.9 %, respectively. The prevalence of hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia, increased LDL-C and decreased HDL-C were 53.4 %, 33.1 %, 39.4 %, 4.9 %, respectively. The cardiovascular risk factors were as follows: diabetes in 38.29 %, obesity in 71.71 %, smoking habit in 14 %, p < 0.05. Hypertension was found in 69.7 %, in which grade I 29.4 %, grade II 36.9 % and grade III 3.4 %. Hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia, and decreased HDL-C were common in group with grade III of hypertension. Fatty liver was found in 49.43% patients with dyslipidemia, p < 0.001. Fatty liver level 1, 2 and 3 were reported in 64%, 34.5 %, and 31.5%, respectively. There was a significant and moderate correlation between CT with BMI, WC and hypertension grade; between TG with age, BMI, WC and the hypertension grade. There was no correlation between HDL - C with cardiovascular risk factors and fatty liver, p > 0.05. Conclusion: Dyslipidemia was common in elderly hypertensive patients and there was rather strong correlation between dyslipidemia and cardiovascular risk factors. Keywords: Dyslipidemia, the elderly, hypertension. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nước trong khu vực châu Á đang phải đối mặt với thách thức về số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng. Tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây các biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao như: Đột qụy, hội chứng vành cấp và các biến chứng mạch máu [3], [11]. Rối loạn lipid máu (RLLPM) là một trong những nguyên nhân bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng giải quyết được RLLPM sẽ hạn chế các biến cố tim mạch [13]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm được 23mg% ở người tuổi 40 sẽ giảm 54% nguy cơ bệnh tim mạch còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-C tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch [12]. Xuất phát từ những lý do trên, để tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần của bilan lipid với tuổi và tăng huyết áp, góp phần tiên lượng cũng như dự hậu các biến cố tim mạch, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và các dạng rối loạn lipid máu ở người cao tuổi có tăng huyết áp. 2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, vòng mông, gan nhiễm mỡ, trị số huyết áp và các biến cố tim mạch. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là 350 người từ 60 tuổi trở lên đến khám tại Phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 04/2012 đến tháng 04/2013. Đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ chặt chẽ. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 121 - Tiêu chuẩn chọn bệnh: + Chọn 350 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên; + Trong 350 bệnh nhân, chúng tôi chọn ra những bệnh nhân được chẩn đoán xác định THA theo Khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp Việt nam năm 2008 từ đó tính tỷ lệ tăng huyết áp. - Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu các đối tượng: Những bệnh nhân đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa, đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến các thành phần của lipid máu. Bệnh nhân đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến thể trạng, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông (như bệnh thận có phù, suy tim, xơ gan mất bù), các bệnh nội tiết như cường giáp (Basedow, Hashimoto...), suy giáp, hội chứng Cushing... Tất cả được làm xét nghiệm Bil ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam Bài viết về y học Rối loạn lipid máu Người cao tuổi Tăng huyết ápGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 240 1 0
-
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 198 0 0 -
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 192 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 186 0 0 -
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 176 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 175 0 0 -
8 trang 173 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 173 0 0 -
6 trang 171 0 0
-
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 168 0 0