Danh mục

Nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và nhà trường đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và nhà trường đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em trình bày về kết quả điều tra Xã hội học về ảnh hưởng của gia đình, xã hội và môi trường đến hành vi của trẻ em điển cứu tại trung tâm Giáo dưỡng số 1 Đông Anh, Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và nhà trường đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em Sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và nhà trường đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em (Nghiên cứu tại trường Giáo dưỡng số 1 Đông Anh – Hà Nội)I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường Giáo dưỡng số 1 Đông Anh – Hà Nội được thành lập theo quyết định số5781 ngày 22/11/1993 của UBND Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ quản lý, giáodục số trẻ em vi phạm pháp luật. Nhà trường tiến hành giáo dục đạo đức, pháp luật,nếp sống văn hoá, dạy văn hoá, dạy nghề và các hoạt động hỗ trợ khác nhằm giúpcác em điều chỉnh nhân cách theo định hướng tốt, tạo điều kiện cho các em tái hoànhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Nhà trường mới được thành lập nên gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chấtcũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên… Trường là mô hình đầu tiên hoạt động theo cơchế hiệu quả- công tác hoạt động giữa công an Thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội và không nằm trongkhối trường giáo dưỡng của Bộ Công an. Nhà trường được UBND Thành phố HàNội quản lý trực tiếp. Tất cả các em vị thành niên ở địa bàn Hà Nội vi phạm phápluật đều được đưa đến trường quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật đã banhành. Do tính chất đặc trưng nên trường chỉ tiếp nhận các em nam, còn số nữ trongđộ tuổi vi phạm pháp luật thì được chuyển vào trường giáo dưởng số 2 ở NinhBình. Nếu tính số học sinh vào trường trong 5 năm trở lại đây thì hằng năm trườngcũng tiếp nhận một số lượng lớn các em vi phạm pháp luật với mức độ tăng giảmkhông đồng đều. Năm 2000 trường tiếp nhận 73 học sinh, năm 2001 là 110 họcsinh; năm 2002 là 83 học sinh; cao nhất là năm 2003 là 120 học sinh. Năm 2005 có85 học sinh cùng với số trẻ em vi phạm pháp luật đưa từ 2 quận mới là Long Biênvà Hoàng Mai. Số trẻ em vi phạm pháp luật trên địa bàn nếu phân theo từng quận, huyện thì nơicó số lượng trẻ em vi phạm pháp luật cao tập trung ở một số quận nội thành nhưquận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, còn lại các quận khác thì không đáng kể. 1 Hiện tại Nhà trường giáo dục cho các em theo chương trình giáo dục thườngxuyên (bổ túc văn hoá) theo quy định của Bộ giáo dục-Đào tạo. Buổi sáng các emhọc văn hoá, buổi chiều các em học nghề. Hằng năm vào các dịp hè, nhà trường tổchức 3 tháng tuyên truyền giáo dục pháp luật như luật hình sự, luật hành chính, luậtgiao thông…và các bài giáo dục công dân, chương trình dành riêng cho trường giáodưởng do Bộ Công an và Bộ Giáo dục thống nhất ban hành. Bên cạnh đó, Trườngcòn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá và nhiều chương trình giáo dục khácnhằm giúp các em hoà đồng với môi trường cộng đồng cũng như giúp các em cónhững hiểu biết cơ bản về kiến thức pháp luật hiện hành. Tóm lại, với mô hình hoạt động hiện tại, Nhà trường đã đạt được nhiều thànhtích và cũng không ít còn những tồn tại khó khăn. Tuy trường tập trung chủ yếu làhọc sinh nam nhưng số lượng vi phạm pháp luật của các em là một trong nhữngmối quan tâm cho toàn xã hội, đặc biệt là các em ở các quận thuộc trung tâm Thànhphố Hà Nội. Số lượng các em vào trường như nói ở trên là rất khiêm tốn, vì cònmột lượng trẻ em vi phạm pháp luật vẫn chưa được đưa vào trường. Nếu chúng taphối hợp tốt giữa gia đình, xã hội và trường học thì sẽ hạn chế được mức thấp nhấtviệc trẻ em vi phạm pháp luật như hiện nay.II. Sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và nhà trường đến hành vi vi phạm phápluật của trẻ em 1. Một vài nét về tình hình hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em hiện nay Trong những năm gần đây do tác động nhiều yếu tố về kinh tế văn hoá-xã hội đãlàm cho xã hội ngày càng nảy sinh nhiều yếu tố phức tạp. Đặc biệt, tình hình tộiphạm ngày càng gia tăng với mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Điều đáng quantâm là phần lớn đối tượng thuộc tầng lớp thanh thiếu niên với những việc làm vàhành động thiếu suy nghĩ, gây nhiều mâu thuẩn với các giá trị của xã hội. Thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều thành phần dân cư cùng với nhiều lốisống tự do nên thế hệ trẻ không bị áp đặt bởi phong tục truyền thống nên mức độkiểm soát xã hội chưa cao. Hiện tại, điều kiện KT-VH-XH ngày càng phát triển nênthế hệ trẻ bây giờ cũng sống trong điều kiện đầy đủ hơn, đặc biệt là các em sống ởthành thị. Trong môi trường đô thị Hà Nội hàng ngày tiếp nhận những luồng vănhoá khác nhau, nhất là lối sống phương Tây đang ảnh hưởng rất lớn đến các khu đôthị. Lối sống này đề cao lối sống cá nhân nên các em dễ bị kích động và có xu 2hướng làm theo những điều có lợi cho bản thân. Khi những hành động đó vượt rakhỏi phạm vi cho phép thì điều tất yếu sẽ có những hành vi lệch chuẩn, chống lạicác giá trị mà xã hội mong đợi. Trẻ em đô thị hầu hết ngoài việc học tập ra thì các em không phải làm gì khácnữa, do đó các em dễ bị tác động từ môi trường xã hội phức tạp vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: