Danh mục

Nghiên cứu sử dụng vật liệu nhựa PVC dùng trong hỗn hợp bê tông xi măng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.00 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng nhựa PVC (bụi và hạt) tái chế để nghiên cứu ứng dụng trong bê tông nhằm giảm bớt lượng rác thải và tránh những sự cố đáng tiếc do tình trạng khan hiếm cát tự nhiên đang xảy ra như hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng vật liệu nhựa PVC dùng trong hỗn hợp bê tông xi măng NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU NHỰA PVC DÙNG TRONG HỖN HỢP BÊ TÔNG XI MĂNG Phú Thị Tuyết Nga1 1. Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải nhựa được sinh ra nhiều hơn. Điềunày có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là khôngđược mong đợi. Phân loại rác thải tại nguồn có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay.Tuy việc phân loại rác thải hiện nay chưa được các cá nhân, gia đình quan tâm đúng mức. Tâmlý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng,với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gâyquá tải cho các bãi rác. Nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diệntích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môitrường...Việc xử lí rác thải là một vấn đề cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuấtkinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thảitồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì thế đề tài này nghiên cứu này tôi sửdụng nhựa PVC (bụi và hạt) tái chế để nghiên cứu ứng dụng trong bê tông nhằm giảm bớtlượng rác thải và tránh những sự cố đáng tiếc do tình trạng khan hiếm cát tự nhiên đang xảyra như hiện nay. Từ khóa: , bê tông xi măng, cường độ bê tông, môi trường, nhựa PVC tái chế,…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lối sống hiện đại ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và kỹ thuật đã dẫn đến sựgia tăng lượng chất thải được tạo ra, các nhà sản xuất đã chú trọng đến việc làm thế nào để vừađáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và vừa bảo vệ môi trường. Họ có nhiều biện pháp để xử lýlượng rác thải nhựa và đã đạt được những kết quả khả quan về mặt kinh tế và môi trường. Tuynhiên không thể xử lý triệt để lượng lớn rác thải nhựa đã thải ra môi trường. Vì thế cần phải cónhững giải pháp nhằm tái chế, tái sử dụng chúng một cách phù hợp nhằm mục đích hướng đếncuộc sống xanh. Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50%được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tạinhững bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường(moit.gov.vn, 2022). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệsinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo báo cáo của OECD, trong năm ngoái, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gầngấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Cùng với đó, lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơngấp đôi, lên 353 triệu tấn. Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng1 kg túi nilon/tháng. Riêng ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngàythải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm 935chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.(monre.gov.vn, 2019) Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môitrường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trongtự nhiên. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm chính bởi túi nilon sẽ ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người (cie.net.vn, 2012). Thực tế, nhiều loại túinilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể ngườigây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh,rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra,túi nilon còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nilon hiệnđược các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”. Rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi - từ các đỉnh núi cao nhất cho đến rãnh sâu nhất dướiđáy đại dương, đâu đâu chúng cũng có mặt. Trong điều kiện tự nhiên, nhựa gần như không thể phân hủy được, nhưng chúng bị thảira ở quy mô lớn trên toàn thế giới: thế giới sản xuất khoảng 359 triệu tấn nhựa mỗi năm. Hầu hết mọi người đều tin rằng tái chế nhựa bị hạn chế nghiêm trọng: chỉ một số loạinhựa có thể tái chế. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tỷ lệ nhựa được tái chế là rất ít ỏi.Chẳng hạn, nước Anh tiêu thụ năm triệu tấn nhựa mỗi năm và chỉ có 370.000 tấn trong số đóđược tái chế: con số đó chỉ là 7%. Nhưng xét về kỹ thuật, mọi loại nhựa đều có thể tái chế 100%. Một số trong số chúng cóvòng đời tái sinh hoàn hảo: chúng có thể được tái sử dụng nhiều lần để sản xuất cùng một loạihàng hóa. Một số loại nh ...

Tài liệu được xem nhiều: