Danh mục

Nghiên cứu sự phát sinh cơ quan từ lớp mỏng tế bào cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) nuôi cấy in vitro

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) có giá trị dược liệu cao hơn các loài đương quy khác thuộc chi Angelica. Bộ rễ của cây được sử dụng lâu đời trong việc chữa bệnh cũng như trong nhiều đơn thuốc bổ theo y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á. Trong nghiên cứu này, sự phát sinh cơ quan ở cây đương quy Nhật Bản từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào của chồi ngọn và từ nuôi cấy phiến lá đã được thực hiện. Lớp mỏng (bề dày từ 1-1,5 mm) cắt từ chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung NAA (0; 0,1; 0,2 mg/l) kết hợp với TDZ (0,1; 0,5; 1mg/l). Số chồi lớn nhất (8,9 chồi/mẫu) xuất phát từ lớp mỏng chồi nuôi cấy trên môi trường có 0,1 mg/l NAA và 1 mg/l TDZ. Khi thay vitamin Morel bằng vitamin Gamborg B5, bổ sung 10% (v/v) nước dừa và 40 mg/l adenine, số chồi tăng rõ rệt. Phiến lá cây đương quy Nhật Bản in vitro cũng đã được chứng minh là nguồn nguyên liệu tốt cho việc sản xuất rễ bất định. Trên môi trường MS có bổ sung kinetin (0 hoặc 1 mg/l) kết hợp với NAA (4, 6, 8, 10, 12 mg/l), hoặc IBA (4, 6, 8, 10, 12 mg/l), phiến lá mở thứ nhất (tính từ ngọn) nuôi cấy trong điều kiện tối đã có đáp ứng tạo rễ khác biệt. Sự thay đổi thành phần khoáng và vitamin cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành rễ. Phần trăm mẫu tạo rễ, số rễ/mẫu, trọng lượng tươi và khô của rễ lớn nhất khi phiến lá được nuôi trên môi trường khoáng Gamborg B5, vitamin Gamborg B5.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phát sinh cơ quan từ lớp mỏng tế bào cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) nuôi cấy in vitroTẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 196-204 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH CƠ QUAN TỪ LỚP MỎNG TẾ BÀO CÂY ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutiloba) NUÔI CẤY IN VITRO Hoàng Ngọc Nhung1, Nguyễn Thị Quỳnh1*, Nguyễn Vũ Ngọc Anh1, Nguyễn Lê Anh Thư1, Toyoki Kozai2 (1) Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)qtnguyen_vn@yahoo.com (2) Trường đại học Chiba, Nhật Bản TÓM TẮT: Cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) có giá trị dược liệu cao hơn các loài đương quy khác thuộc chi Angelica. Bộ rễ của cây được sử dụng lâu đời trong việc chữa bệnh cũng như trong nhiều đơn thuốc bổ theo y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á. Trong nghiên cứu này, sự phát sinh cơ quan ở cây đương quy Nhật Bản từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào của chồi ngọn và từ nuôi cấy phiến lá đã được thực hiện. Lớp mỏng (bề dày từ 1-1,5 mm) cắt từ chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung NAA (0; 0,1; 0,2 mg/l) kết hợp với TDZ (0,1; 0,5; 1mg/l). Số chồi lớn nhất (8,9 chồi/mẫu) xuất phát từ lớp mỏng chồi nuôi cấy trên môi trường có 0,1 mg/l NAA và 1 mg/l TDZ. Khi thay vitamin Morel bằng vitamin Gamborg B5, bổ sung 10% (v/v) nước dừa và 40 mg/l adenine, số chồi tăng rõ rệt. Phiến lá cây đương quy Nhật Bản in vitro cũng đã được chứng minh là nguồn nguyên liệu tốt cho việc sản xuất rễ bất định. Trên môi trường MS có bổ sung kinetin (0 hoặc 1 mg/l) kết hợp với NAA (4, 6, 8, 10, 12 mg/l), hoặc IBA (4, 6, 8, 10, 12 mg/l), phiến lá mở thứ nhất (tính từ ngọn) nuôi cấy trong điều kiện tối đã có đáp ứng tạo rễ khác biệt. Sự thay đổi thành phần khoáng và vitamin cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành rễ. Phần trăm mẫu tạo rễ, số rễ/mẫu, trọng lượng tươi và khô của rễ lớn nhất khi phiến lá được nuôi trên môi trường khoáng Gamborg B5, vitamin Gamborg B5. Từ khóa: Angelica acutiloba, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, phát sinh cơ quan, rễ bất định.MỞ ĐẦU trồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bảo đảm được tính sạch và sự ổn định về chất Cây đương quy Nhật Bản (Angelica lượng của hợp chất thứ cấp có trong cây,acutiloba) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), là loài phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là mộtthân thảo lớn, có chiều cao trung bình 40-80 cm, trong những phương pháp nhân giống hữu hiệuđược du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 và nhất để tạo một lượng lớn cây đương quy đồngtrồng ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, xung quanh nhất, sạch bệnh trong một thời gian nhất định vàHà Nội. Rễ của cây đương quy 3 năm tuổi được không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.đào vào mùa thu, rồi sấy than, cắt thành látmỏng dùng làm thuốc. Những lá non có thể ăn Trong bài này, chúng tôi trình bày kết quảsống hoặc làm trà tươi uống. Trong y học cổ tạo chồi và rễ bất định từ nuôi cấy lớp mỏngtruyền của Trung Quốc, đương quy là thuốc đầu chồi ngọn và phiến lá cây đương quy Nhật Bảnvị, dùng rất phổ biến trong thuốc chữa bệnh phụ in vitro dưới ảnh hưởng của thành phần hóa họcnữ, thiếu máu, suy nhược cơ thể, đồng thời và một số chất điều hòa sinh trưởng thực vậtđược chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ dựa vào (ĐHSTTV) bổ sung trong môi trường nuôi cấy,các hợp chất chính như ligustilide, nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống nhânbutylidenephthalide và acid ferulic. Các chồi và rễ in vitro hữu hiệu để phục vụ cho nhupolysaccharide có mặt trong rễ của cây đương cầu dược liệu trong nước.quy Nhật Bản còn có khả năng kích thích hệthống miễn dịch của cơ thể [6]. Trong dân gian, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUcây đương quy thường được trồng bằng hạt, tuynhiên, hạt chỉ có thể thu được vào một thời gian Vật liệunhất định trong năm, thường vào năm thứ 3 sau Chồi in vitro và phiến lá cây đương quykhi trồng, và sức nảy mầm giảm nhanh chóng Nhật Bản (Angelica acutiloba) lấy từ cây mầmsau một thời gian ngắn. Do nhu cầu về giống phát triển từ hạt được nuôi cấy trên môi trườngcây ngày càng tăng, đồng thời đòi hỏi việc nuôi MS [9].196 Ngoc Nhung Hoang et al.Môi trường nuôi cấy in vitro Nhật Bản in vitro Môi trường k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: