Danh mục

Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 183.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để góp phần tìm hiểu thêm tình trạng phát triển chiều cao ở trẻ em, các tác giả tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh Trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khóa 1998-2003” nhằm mục tiêu: đánh giá sự phát triển chiều cao của học sinh qua 5 năm theo dõi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH  TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH THÀNH PHỐ HUẾ KHOÁ 1998 ­ 2003 Phạm Văn Lình, Trần Thị Lợi, Trần Đức Lai Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Phần lớn các thông tin về  sự  tăng trưởng thể  lực và tình trạng dinh dưỡng  của  trẻ  em  thường  được  thực  hiện bằng nghiên  cứu cắt ngang.  Tuy nhiên,  loại  nghiên cứu này không thể theo dõi được tình trạng phát triển thể lực ­ dinh dưỡng ở  cộng đồng, không cung cấp được những thông tin về sự phát triển thể lực của từng   cá thể, thời điểm bắt đầu và tốc độ  tăng trưởng, những vấn đề  liên quan đến phát   triển thể  lực và dinh dưỡng của con người. Các thông tin này chỉ  có thể  phát hiện  được qua nghiên cứu dọc [7]. Các dữ liệu theo dõi dọc còn giúp ta chứng minh được   động lực, bản chất tuần tự của sự tăng trưởng [8]. Để góp phần tìm hiểu thêm tình trạng phát triển chiều cao ở trẻ em, chúng tôi   tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh Trường tiểu học   Ngự  Bình thành phố  Huế  khoá 1998­2003”  nhằm mục tiêu: đánh giá sự  phát triển  chiều cao của học sinh qua 5 năm theo dõi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 156 học sinh của khoá 1998­2002 học tại Trường tiểu học Ngự  Bình   thành phố Huế (TTHNB), với tiêu chuẩn được chọn như sau: ­ Các học sinh tuổi từ 6 đến 10 tuổi. ­ Được theo dõi chiều cao liên tục trong 5 năm. ­ Không mắc các dị tật bẩm sinh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi trong 5 năm từ năm 1998 đến  2002. 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Đầu vào của học sinh khóa 1998 ­ 2003 có 156 em.   Sau khi chọn theo tiêu chuẩn trên, số học sinh được đưa vào mẫu nghiên cứu là 120  em. 2.3. Vật liệu nghiên cứu: bộ thước đo chiều cao của Bộ môn Giải phẫu học   Trường Đại học Y khoa Huế có độ chia tới mm với sai số là 1cm, các dụng cụ này đã  được chuẩn hóa và được Tiểu ban nhân trắc của chương trình điều tra cơ bản hằng  43 số  sinh học người Việt Nam thông qua năm 1997. Sử  dụng bộ  thước đo này trong   suốt 5 năm. 2.4. Phương thức tiến hành 2.4.1. Cách tính tuổi: tuổi của trẻ được tính quy về tháng hay năm gần nhất  được dùng trong các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và ở nước ta [1], [4], [12]. 2.4.2. Cách đo: Được tiến hành tại TTHNB vào tháng 10 hằng năm.  Đo chiều cao đứng theo kỹ thuật nhân trắc học hiện hành [2], [12]: Khi đo, trẻ  không mang giày dép, đứng chân không, quay lưng về  thước đo. Chiều cao đứng   được  đo từ  mặt  đất lên  đến  đỉnh đầu,  đối tượng  được  đo  ở  trong tư  thế  đứng   nghiêm, mắt nhìn thẳng và cho 4 điểm chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo,  đuôi mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng nằm ngang. Đọc kết quả, ghi số  centimet và sử dụng một số lẻ. 2.4.3. Xác định các biến số ­ Tuổi và giới của trẻ  ­ Sự  tăng  trưởng chiều  cao:  chiều cao   được  đo  để  đánh  giá tốc  độ  tăng   trưởng ở các giai đoạn khác nhau qua 5 năm theo dõi. 3. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm EPI INFO 2000 và phần mềm SPSS 9.0,   với các phương pháp thống kê y học trong xử lý và phân tích kết quả.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Sự phát triển chiều cao đứng của học sinh khoá 1998­2002 trường tiểu  học Ngự Bình thành phố Huế Bảng 1: Sự  phát triển chiều cao đứng theo tuổi của học sinh Tuổi (năm) Số lượng học sinh Chiều cao (cm) Tổn 6 7 8 9 10 g 129,6 111,08 116,02 120,31 125,35 7 X    SD  4,74  4,30  4,20  4,30 4,89 ...

Tài liệu được xem nhiều: