Danh mục

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬNTRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu : Đánh giá sự thay đổi của chức năng thận của 320 trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), trong đó có 80 trường hợp sốc kéo dài, được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm MAC – ELISA và/ hoặc HI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬNTRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu : Đánh giá sự thay đổi của chức năng thận của 320 trường hợpsốc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), trong đó có 80 tr ường hợp sốc kéo dài, đượcchẩn đoán xác định bằng xét nghiệm MAC – ELISA và/ hoặc HI. Phương pháp : Tiền cứu, cắt ngang, mô tả. Kết quả : Nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ hạ natri máu là 64,70%, toan chuyểnhoá là 17,5%, nhóm sốc kéo dài có tỉ lệ hạ natri máu và toan chuyển hoá cao hơnnhóm sốc đáp ứng với điều trị. Tỉ lệ tăng kali máu là 10% và hạ kali máu là10,9%, tăng urê máu là 27,8% và tăng creatinin máu là 6,5%, khác bi ệt có ý nghĩathống kê giữa 2 nhóm. Có 2 trường hợp suy thận cấp (STC) sau sốc kéo dài, cóxuất huyết tiêu hóa (XHTH) nặng, được điều trị với số lượng lớn Dextran 40(DX40). Thiểu niệu xảy ra sau sốc 3 ngày, vô niệu sau sốc 4 ngày. Cả 2 bệnh nhânđều có giảm natri máu, tăng kali máu, tăng urê máu và tăng creatinin máu. Haibệnh nhân được điều trị bảo tồn với hạn chế l ượng dịch truyền, dopamin liều thấp( 2,5 – 3 mcg/kg/phút) và theo dõi sát. Chức năng thận trở về bình thường khi xuấtviện. Kết luận : Trong điều trị sốc SXH D, việc chẩn đoán sớm, điều trị đúng,tránh sốc kéo dài là những yếu tố quan trọng l àm giảm tỉ lệ tử vong SXH D ở trẻem. ABSTRACT THE CHANGE OF RENAL FUNCTION IN DENGUE SHOCKSYNDROME IN CHILDREN. Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 –2008: 154 - 159 Objective : The objective of this study was to evaluate the change of renalfunction of 320 cases with Dengue shock syndrome ( DSS ), were confirmed byMAC – ELISA and /or HI test. Methods: prospective descriptive study. Results : In which, 80 cases were prolonged shocks. The study showedthat: hyponatremia occurred in 207 (64.7%), meta bolic acidosis occurred in 56(17.5%) patients, differed significantly between the group with and withoutprolonged shock. Hyperkalemia and hypokalemia occurred in 32 (10%), 35(10.9%) respectively. The rate of hyperuremia was 27.8%, hypercreatininemia was6.5%, differed significantly between two groups. Two cases of acute renal failureassociated with prolonged shock and severe gastrointestinal bleeding which wereinfused a large volume of DX 40. Oliguria occurred 3 days, anuria occurred 4 daysafter beginning of shock. Hyponatremia, hyperkalemia, hyperuremia andhypercreatininemia occurred on this two patients. Two cases were conserved withhydrated restriction, low doses of dopamine (2.5 – 3 mcg/kg/min). The renalfunction became normal at discharge. Conclusions : In treatment of DSS, early diagnosis, correct treament,avoiding the prolonged shock were the important factors reducing the mortality ofDSS in children. ĐẶT VẤN ĐỀSốt SXHD là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Trên lâm sàng,bệnh có khuynh hướng vào sốc giảm thể tích do thất thoát huyết tương và xuất huyếtdo rối loạn đông máu. Sốc và xuất huyết là hai nguyên nhân chính gây tử vong trongSXHD. Sốc là tình trạng suy tuần hoàn, làm giảm tưới máu các mô gây ra rối loạnchức năng các cơ quan. Thận là cơ quan tạo thành, bài xuất nước tiểu và đảm nhiệmcác chức năng sinh lý quan trọng là duy trì sự hằng định của nội môi, giữ sự cân bằnggiữa thể tích máu và các thành phần điện giải trong dịch cơ thể. Các trường hợp sốcdễ dẫn đến rối loạn chức năng thận biểu hiện bằng các tình trạng rối loạn nước, điệngiải, thăng bằng kiềm toan và có thể gây STC. Sốc SXHD là một cấp cứu nội khoa, nếu không được chẩn đoán sớm và điềutrị đúng, tích cực dễ dẫn đến sốc kéo dài, XHTH, là những nguyên nhân làm giảmtưới máu ở thận, tổn thương ống thận gây STC trong sốc SXHD. Sự thay đổi chứcnăng thận là biểu hiện thường gặp trong sốc SXHD. Tuy nhiên, cho đến nay, trên thếgiới và trong nước còn ít các công trình nghiên cứu về sự thay đổi chức năng thậntrong sốc SXHD cũng như chưa có nhiều thông tin về vấn đề nầy. Do đó, chúng tôitiến hành đề tài nầy nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi chức năng thận trong sốcSXHD qua việc đánh giá mức độ rối loạn nước, điện giải và toan kiềm trong sốcSXHD, đặc biệt là những trường hợp sốc kéo dài, đánh giá sự thay đổi các xét nghiệmchức năng thận và đưa ra một số nhận xét các trường hợp STC trong sốc SXHD. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang, mô tả. Để so sánh mức độ nặng của tình trạng rối loạnnước, điện giải và toan kiềm giữa nhóm sốc đáp ứng tốt với điều trị và nhóm sốc kéodài, dùng mô hình nghiên cứu bệnh – chứng Cỡ mẫu Theo công thức kiểm định một tỷ số số chênh, có mẫu không ghép cặp, khôngcân bằng, với mức ý nghĩa  = 0,05  Z0,975 = 1,96, lực của Test: 1- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: